【tỷ số bóng ngoại hạng anh】Chủ tịch VPBank và những lần chuyển “nhà”
Doanh nhân sinh năm 1968 Ngô Chí Dũng quê Bắc Giang,nhàtỷ số bóng ngoại hạng anh tốt nghiệp Đại học Thăm dò địa chất Moscow (CHLB Nga) chuyên ngành kỹ sư địa chất công trình. Tuy nhiên, ông lại không theo đuổi lĩnh vực mình theo học ban đầu khi năm 2002 ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ kinh tế của Viện nghiên cứu Chiến lược chính trị kinh tế (thuộc Viện hàn lâm khoa học CHLB Nga). Trước đó, ông được mệnh danh là “ông trùm” mì ăn liền tại Nga sau quãng thời gian khởi nghiệp với mặt hàng này.
Trước khi làm Chủ tịch VPBank vào tháng 3-2010, ông Dũng từng giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT Techcombank (từ 2006 đến 2010). Ông cũng là cổ đông sáng lập và thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) giai đoạn 1996-2004, Giám đốc CTCP Đầu tư Liên Minh (2005-2007) và là Chủ tịch công ty này giai đoạn 2007-2010, Chủ tịch HĐQT tập đoàn KBG (CHLB Nga) giai đoạn 2007-2009.
Tại VPBank, ông Ngô Chí Dũng cùng vợ là bà Hoàng Anh Minh và chị gái đang sở hữu 13,03% cổ phần, trong đó cá nhân ông Dũng nắm 4,48%, tương đương 22,6 triệu cổ phần. Cổ đông lớn nhất của VPBank là CTCP Đầu tư Châu Thổ với tỷ lệ sở hữu 14,99%. Công ty này do ông Võ Minh Trí làm đại diện pháp luật, có trụ sở tại 11D Phan Kế Bính, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh. Cổ đông lớn thứ 2 là ngân hàng Singapore OCBC với hơn 75,1 triệu cổ phần, tương đương 14,87% cổ phần. OCBC bắt đầu đầu tư vào VPBank từ cuối năm 2006 với tỷ lệ 10%, sau đó đến năm 2008 thì nâng lên thành 15%.
Tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Ngô Chí Dũng tại VPBank. |
VPBank trước đây từng đặt trụ sở lại số 8 Lê Thái Tổ, cạnh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội (đối diện nhà hàng Thủy Tạ), khu đất này được cho là đồng sở hữu giữa VPBank và Tập đoàn Bảo Việt.
Hiện tại, tòa nhà tại khu đất này được xây dựng liền khối có chung tầng hầm, nhưng lại được chia ra làm hai khu riêng biệt trong sử dụng giữa VPBank và Bảo Việt. Số 8 Lê Thái Tổ cũng từng lận đận trong nhiều năm để được cấp giấy phép xây dựng. Ngược thời gian 20 năm trước đó, dư luận đã ngăn chặn kịp thời một dự án xây dựng gần bờ hồ có dấu hiệu không rõ ràng. Đó là khách sạn mang tên Hà Nội Vàng, dự định xây nhà cao tầng hơn 10 tầng, lấn át cảnh quan hồ Gươm. Các hội đoàn, trong đó Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc. Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi đó cũng trực tiếp tìm hiểu và cho ý kiến, góp phần tìm ra giải pháp khắc phục. Sau khi tiếp thu ý kiến công luận, đến năm 2001, UBND Hà Nội và chủ đầu tư đã đồng ý điều chỉnh, giảm số tầng cao của tòa nhà. Có lẽ đây là lý do khiến VPBank có cơ hội tiếp cận mua lại khu đất này sau nhiều năm chủ đầu tư bỏ hoang dù đã thi công dang dở.
VPBank và Bảo Việt cùng chia sẻ quyền sở hữu đất vàng số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. |
Sau đó, VPBank cũng chuyển trụ sở về địa chỉ 72 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại thời điểm đó, theo những lời đồn đoán, trụ sở cũ tại số 8 Lê Thái Tổ sẽ được doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn thuê lại để làm nhà hàng. Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm kể từ ngày VPBank chuyển đi, tòa nhà này vẫn đang đóng cửa và chưa có dấu hiệu gì cho thấy nó sẽ được đưa vào khai thác, trên các trang mạng về cho thuê văn phòng ngập tràn những dòng quảng cáo cho thuê lại tòa nhà này.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, VPBank công bố sẽ lại một lần nữa chuyển trụ sở về tòa nhà VPBank số 89 Láng Hạ. Đến nay, tòa nhà này đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng, tuy nhiên VPBank vẫn duy trì hoạt động tại địa chỉ 72 Trần Hưng Đạo.
Nhắc đến khu đất 89 Láng Hạ, trước đây là trụ sở của tập đoàn FPT, tập đoàn này cũng đã có dự án xây tòa cao ốc tại đây thông qua việc thành lập FPT Land. Tuy nhiên, vì muốn tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính là công nghệ thông tin, cũng như lo ngại số vốn bỏ ra đầu tư quá lớn (dự kiến 600 tỷ đồng) nên dự án dù đã thi công xong phần móng nhưng phải nằm “đắp chiếu” trong nhiều năm. Phải đến cuối tháng 3/2014, dự án hai mặt tiền Láng Hạ - Thái Hà mới lại thấy thi công trở lại. Và sau đó là những lời đồn đoán về ông chủ mới của tòa nhà này là một ngân hàng. Đến năm 2015, chủ sở hữu mới của số 89 Láng Hạ mới thực sự lộ diện là VPBank.
Hình ảnh trụ sở mới của VPBank tại 89 Láng Hạ khi đang hoàn thiện, phía góc đối diện là trụ sở Tập đoàn Dầu khí. |
Theo nguồn tin của Infonet, để tiếp quản khu đất 89 Láng Hạ đã thi công xong tầng hầm, VPBank đã phải thay đổi thiết kế so với ban đầu theo lời khuyên của các chuyên gia phong thủy.
Cụ thể, thiết kế ban đầu của “cao ốc FPT” có hình trụ tròn, vấn đề ở chỗ tòa nhà này lại nằm phía đối diện với một tòa nhà có thiết kế "ngoác" ra 2 bên như “hàm cá mập” là trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (số 18 Láng Hạ). Do vậy, chủ mới của khu đất 89 Láng Hạ là VPBank đã phải thay đổi thiết kế sao cho tòa nhà trở nên “góc cạnh” hơn, để tránh bị “cá mập” nuốt theo quan niệm “cá lớn nuốt cá bé”.
Hình ảnh khu đất 89 Láng Hạ trước khi VPBank tiếp quản, phần móng đã được FPT triển khai. |
Thực hư về lời khuyên của chuyên gia phong thủy vẫn chưa được xác nhận, tuy nhiên có một thực tế chính xác là thiết kế mới của tòa nhà khác xa hoàn toàn so với phối cảnh ban đầu mà FPT thực hiện.
Phối cảnh ban đầu của dự án FPT 89 Láng Hạ được FPT công bố trước đó. |
Theo báo cáo tài chính năm 2015, tính đến cuối năm 2015 tổng tài sản của ngân hàng đạt 193.876 tỷ đồng, tăng 18,7% so với năm 2014; cho vay khách hàng đạt 116.804 tỷ đồng, tăng 49%; tiền gửi của khách hàng đạt 130.270 tỷ đồng, tăng 20,2%; thu nhập lãi thuần tăng gần gấp đôi so với năm 2014, đạt 10.353 tỷ đồng. Năm 2015, ngân hàng này lỗ lớn từ kinh doanh ngoại hối với 198 tỷ đồng, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 71 tỷ đồng. Chi phí hoạt động trong kỳ cũng tăng mạnh 65% so với cùng kỳ, lên tới 2.026 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro cũng tăng gần gấp đôi lên 824 tỷ đồng. Kết thúc năm 2015, VPBank ghi nhận 3.096 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 2.395 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cùng tăng 92% so năm 2014. Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chiếm 2,69% tổng dư nợ cho vay, tăng so với mức 2,53% năm 2014. Tổng nợ xấu cũng tăng mạnh 58% lên 3.145 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 162% lên 1.354 tỷ đồng.