Theửphạttỷđồngcơsởviphạmantoànthựcphẩkết quả bóng đá đội tuyểno báo cáo của Ban Quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh, sau 1 năm thành lập, tính đến ngày 28/2/2018, đơn vị đã thực hiện kiểm tra ATTP đối với 967 cơ sở, phát hiện 174 cơ sở vi phạm, ban hành 119 quyết định xử phạt với số tiền phạt hơn 1,7 tỷ đồng, đang tiếp tục xử lý 55 trường hợp vi phạm với số tiền phạt dự kiến trên 800 triệu đồng.
Ngoài ra, các Đội Quản lý ATTP đã phát hiện và xử phạt 14 trường hợp vi phạm về điều kiện thú y trong vận chuyển sản phẩm động vật với số tiền là 44,5 triệu đồng. Đồng thời, tiến hành tạm giữ 1.400 kg răng mực, 2.500 kg mực ống; tiêu hủy 34.737 kg sản phẩm động vật, 123 kg thịt gia cầm, 134 kg thực phẩm các loại.
Ngoài ra, Ban Quản lý ATTP đã tổ chức triển khai đường dây nóng (số điện thoại 39301714), đã tiếp nhận 57 cuộc gọi phản ánh về vi phạm ATTP. Thanh tra Ban Quản lý ATTP đã tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm những cơ sở không đảm bảo ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo phản ánh, tố cáo.
Cũng trong một năm qua, Ban Quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh đã ký kết phối hợp quản lý và kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Long An, Lâm Đồng và Bình Thuận.
Thông qua ký kết, việc xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn giữa các tỉnh Long An, Lâm Đồng, Bình Thuận và TP. Hồ Chí Minh được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu đến cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ.
Tuy nhiên, đại diện Ban Quản lý ATTP thành phố cho rằng, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như bất cập trong xử lý vi phạm với các mặt hàng nông sản tươi sống: đòi hỏi kết quả kiểm nghiệm, chi phí lưu kho, chi phí xử lý tiêu hủy khi sản phẩm không đạt mà không xác định được chủ hàng hoặc chủ hàng bỏ trốn.
Quy trình xử lý phức tạp không theo kịp thực tế, gây mất nhiều công sức cho đội ngũ quản lý và tạo tâm lý cầu an, né tránh. Vấn đề kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm, thuốc thú y vẫn còn rất phức tạp và bất cập. Mức phạt chưa đủ tính răn đe.
Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần bổ sung những quy định kiểm soát từ nguồn, trong quá trình nuôi trồng, thu hoạch chứ không để đến lúc gây hậu quả, chẳng hạn như vụ việc heo bị tiêm thuốc an thần cho thấy yêu cầu phải kiểm soát nguồn thuốc, không để thương lái mua tự do./.
Vũ Lê