【vdqg iran】Ngăn chặn thất thoát vốn trong cổ phần hóa

[Cúp C2] 时间:2025-01-10 10:18:39 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:41次

ngan chan that thoat von trong co phan hoa bai 1 ap luc tien do cph va nguy co that thoat von

Cần phòng ngừa thất thoát vốn của nhà nước sau khi CPH. Ảnh: S.T.

Các DN “chạy đua” CPH cho đạt kế hoạch

ngan chan that thoat von trong co phan hoa bai 1 ap luc tien do cph va nguy co that thoat von
Việc CPH theo tư duy nhiệm kỳ,ănchặnthấtthoátvốntrongcổphầnhóvdqg iran thiếu kiểm tra, kiểm soát, lợi ích nhóm… sẽ gây tình trạng lạm dụng việc CPH để tiêu tán tài sản công nếu không nói là sử dụng lãng phí. Trong năm 2018, nhiều DN phải chạy nước rút để CPH, thoái vốn theo kế hoạch đã đề ra, do đó, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan quản lý, nguy cơ thất thoát tài sản của nhà nước có thể sẽ xảy ra.
ngan chan that thoat von trong co phan hoa bai 1 ap luc tien do cph va nguy co that thoat von

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong

Theo kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2017-2020, cả nước phải hoàn thành CPH 127 DNNN, trong đó năm 2017 là 44 DN, năm 2018: 64 DN, năm 2019: 18 DN và năm 2020: 1 DN.

Năm 2017 (thống kê đến ngày 20/12/2017), mặc dù có 47 doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH, tổng giá trị gần 336 nghìn tỷ đồng, nhưng mới chỉ có 9 DN thực hiện bán cổ phần lần đầu.

Có thể khẳng định, việc triển khai CPH năm 2017 còn chậm, chưa đạt kế hoạch. Theo Bộ Tài chính, kết quả này ảnh hưởng đến quá trình cơ cấu lại DNNN và chưa đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội giao Chính phủ về sử dụng nguồn thu từ CPH, thoái vốn chuyển về NSNN.

Năm 2018, theo kế hoạch có 64 DN sẽ phải thực hiện CPH, cho thấy không chỉ “lớn” về số lượng mà còn “lớn” cả về giá trị, khi danh sách CPH có những tổng công ty (TCT) có giá trị vốn rất lớn như: TCT Viễn thông MobiFone; TCT Phát điện 1, 2; TCT Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị; TCT Đầu tư phát triển Nhà Hà Nội... Chưa nói đến, “hàng tồn” từ kế hoạch được phê duyệt trong giai đoạn 2011 - 2016 và năm 2017 chuyển sang còn tới hơn 150 DN.

Tình cảnh này tương tự với thoái vốn. Năm 2017 có 10 đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó 8 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2017 và 2 đơn vị thuộc kế hoạch thoái vốn năm 2018 (theo kế hoạch, năm 2017 thoái vốn tại 161 DN).

Năm 2018 sẽ thực hiện thoái vốn tại 181 DN, nghĩa là mỗi tháng phải thoái vốn tại hơn 15 DN, chưa kể số lượng DN thoái vốn tại TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thực hiện theo kế hoạch riêng. Như vậy, lượng vốn nhà nước được bán ra thị trường cũng rất lớn. Hơn nữa, DN bán vốn đợt này có số vốn nhà nước lớn, tỷ lệ bán cao như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 24,86%, TCT CP Xây dựng công nghiệp Việt Nam 46,75%, TCT Máy và thiết bị công nghiệp - Công ty CP 63,54%.

Với thực trạng này, áp lực dồn lên năm 2018 là không nhỏ, vô hình trung có thể tạo ra nguy cơ thất thoát vốn khi các đơn vị “chạy đua” CPH và thoái vốn cho đạt kế hoạch.

Nguy cơ thất thoát vốn vì “áp lực”

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, trong quá trình CPH, việc xác định giá trị DN trước khi cổ phần là giai đoạn then chốt, làm tiền đề cho việc phê duyệt phương án CPH về sau. Nhưng thời gian qua, việc xác định giá trị DN cho thấy còn có nhiều bất cập, dẫn tới nguồn lực Nhà nước tại các DN này có thể sẽ bị giảm bớt.

Bàn về việc xác định giá trị DN, TS Lưu Bích Hồ - nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích: Chuyện lùm xùm CPH Hãng Phim truyện Việt Nam thời gian qua là một điển hình. Khi CPH, thương hiệu Hãng Phim truyện Việt Nam được định giá 0 đồng. Khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng, giá trị DN của Hãng Phim truyện Việt Nam được xác định ở mức 50 tỷ đồng. TCT Vận tải thủy (Vivaso) chỉ phải trả hơn 33 tỷ đồng để sở hữu 65% cổ phần và nắm giữ hàng nghìn mét vuông đất vàng tại những vị trí đắc địa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mà hãng phim đang thuê lại của Nhà nước. Đây là một trong những kẽ hở khiến tài sản của nhà nước dễ bị thất thoát khi đất đai bị chuyển đổi mục đích sử dụng…

Cũng theo TS. Lưu Bích Hồ, một vấn đề nữa trong quá trình CPH, thoái vốn có nguy cơ gây thất thoát tài sản nhà nước là khâu định giá tài sản DN. Việc định giá giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên thị trường chuyển nhượng tài sản nói chung, hoạt động cổ phần hóa DNNN nói riêng. Tuy nhiên, một số DN khi định giá tài sản nhà cửa, vật liệu kiến trúc… không tuân thủ việc ưu tiên áp dụng đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư xây dựng cơ bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành tại thời điểm gần nhất…

Chủ trương của Đảng về tái cơ cấu DNNN, thay đổi mô hình quản trị trong loại hình DNNN là cần thiết. CPH DNNN theo mô hình công ty cổ phần là mô hình tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong tỏ ý lo ngại, nếu chúng ta thực hiện CPH không khéo, không đúng lộ trình và vội vã sẽ gây nguy cơ thất thoát vốn Nhà nước…

Đã có giải pháp ngăn chặn?

Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, để phòng ngừa thất thoát vốn của nhà nước sau khi CPH, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển DNNN và Công ty TNHH MTV do DNNN đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Nghị định này có những điểm mới sẽ hạn chế thất thoát vốn nhà nước.

Thời gian qua, vấn đề tổ chức tư vấn là lo ngại của nhiều đơn vị do nhà tư vấn yếu kém sẽ dẫn đến định giá không sát hoặc kéo dài thời gian. Do đó, Nghị định 126 quy định rõ về nâng cao tổ chức tư vấn xác định giá trị DN. Cơ chế mới bổ sung tiêu chuẩn đối với các tổ chức tư vấn nước ngoài sẽ tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến CPH. Theo đó, các tổ chức tư vấn nước ngoài là tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu DN theo pháp luật tại nước đặt trụ sở chính; có uy tín, năng lực, thương hiệu và ít nhất 5 năm kinh nghiệm về một trong các lĩnh vực: Thẩm định giá, kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu DN được phép cung cấp các hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, tư vấn chuyển đổi sở hữu DN...

Nghị định 126 cũng đã quy định rõ hơn về xác định giá trị tài sản vô hình. Theo quy định hiện hành, giá trị tài sản vô hình (nếu có, trừ giá trị quyền sử dụng đất) được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Thực tế có những tài sản vô hình đã hết khấu hao và thu hồi đủ vốn mà DN CPH vẫn tiếp tục sử dụng nhưng lại không được đánh giá lại để đưa vào giá trị DN, hoặc có những tài sản vô hình có giá trị còn lại trên sổ sách kế toán có thể rất thấp do công ty xác định thời gian khấu hao ngắn nhưng giá trị thực tế còn cao. Quy định mới nêu rõ, phải xác định lại giá trị tài sản vô hình để tính vào giá trị DN; việc xác định lại giá trị tài sản vô hình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thẩm định giá do tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định…

Đặc biệt, để tăng cường công khai, minh bạch quá trình CPH, Chính phủ đã bổ sung yêu cầu DN CPH phải thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và gửi về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN để theo dõi lộ trình, tiến độ CPH cũng như các thông tin của DN... Đồng thời, khi lập hồ sơ bán đấu giá cổ phần lần đầu, DN CPH phải lập hồ sơ đăng ký lưu ký và hồ sơ đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán (nếu đủ điều kiện). Trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, DN CPH phải hoàn tất thủ tục đăng ký tại DN, đăng ký lưu ký cổ phần, cổ phiếu tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom.

- Ngày 18/12/2017, Bộ Công Thương tổ chức bán đấu giá thành công 343.662.587 cổ phần (53,59% vốn điều lệ) của Sabeco với mức giá là 320.000 đồng/cp. Nhà nước thu về khoảng 109.972 tỷ đồng, tương đương 4,8 tỷ USD.

- Năm 2017, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn 2,27 nghìn tỷ đồng, thu về 4 nghìn tỷ đồng; SCIC đã thoái vốn tại 40 doanh nghiệp, thu về 21,6 nghìn tỷ đồng.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接