您现在的位置是:World Cup >>正文

【kqb ro】9X muốn viết lại định nghĩa về bánh mì lề đường

World Cup98971人已围观

简介Soi chân dung “kẻ-ngông” Hồ Đức Hải:Sinh năm 1992, cựu sinh viên K36 k ...

Soi chân dung “kẻ-ngông” Hồ Đức Hải:

Sinh năm 1992,ốnviếtlạiđịnhnghĩavềbánhmìlềđườkqb ro cựu sinh viên K36 khoa Quản trị Kinh Doanh, ĐH Kinh Tế TP.HCM

Bán bánh mì lề đường từ tháng 10 năm 2013, đến nay đã tự mở doanh nghiệp riêng, leo chức CEO và là ông chủ “non choẹt” của chuỗi xe đẩy Bánh Mì Má Hải.

Vừa ra trường đã tuyển dụng, quản lý và đào tạo được hơn 60 nhân viên lành nghề và cực kỳ đam mê công việc.

Khởi nghiệp với số vốn âm

Ai đã “se duyên” cho Hải với bánh mì?

À, trong một giờ ra chơi, mình thấy cô bạn mặt méo xệch vì chờ đúng 30 phút mà không chen chân mua nổi ổ bánh mì trước cổng trường. Trước tình hình “Cung” không đủ “Cầu”, mình chợt nghĩ: “Hay là mình cũng  bán bánh mì nhỉ?”.

Bánh Mì Má Hải đã bắt đầu ra sao?

Hải đi làm thêm để dành được 2.000.000 đồng, chi 1.000.000 đồng mua lại xe hủ tíu cũ, nhưng tiền tân trang lại tốn đến 1.500.000 đồng nữa. Vậy là mình khởi nghiệp với số vốn: -500.000 đồng! Ngày khai trương, bánh mì, rau, thịt, chả… đều phải mua chịu hết.

Nghe tin mình bán bánh mì, ba ở quê gọi điện thoại: “Nhà 8 đứa con, ba mẹ vất vả nuôi con ăn học thành tài. Sao không đi làm ngồi trong phòng máy lạnh, được mặc đồ đẹp, lương ổn định như con người ta, mà lại đi bán bánh mì? Có thấy uổng tiền ba mẹ không con?”. Hải nghe tới đó ứa nước mắt, nhưng càng quyết tâm làm bằng được để chứng minh mình làm đúng.

Tình hình lúc đó như thế nào?

Mình quê ở Bà Rịa, Vũng Tàu. Quê mình có món chả cả nóng ngon trứ danh mà  khoảng năm 2013 chưa phổ biến ở Sài Gòn. Mình đã đem đặc sản quê nhà kẹp vào bánh mì để bán và nhận được nhiều phản hồi rất tốt của khách hàng. Mấy ngày đầu tiên, bạn bè ủng hộ rất nhiệt tình, có giảng đường đặt một lúc 20-30 ổ, có vài khách hàng quen thấy mình bận quá cũng tình nguyện phụ bán luôn…

Đẳng cấp mới cho bánh mì lề đường

Nhưng chẳng thể nhờ vả bạn bè phụ giúp và mua ủng hộ hoài được, Hải phải có cách làm riêng chứ?

Sau vài tuần, có đủ vốn, mình mạnh dạn thuê nhân viên, đầu tư đồng phục, mũ, tạp dề, găng tay… để tạo “bộ nhân diện thương hiệu” bắt mắt. Mình tổ chức khoảng bốn, năm nhân viên cùng bán một lúc. Một bạn chào khách, mời người đi đường, một bạn giao bánh mì, những người còn lại tập trung chuyên môn tối đa, làm ra những ổ bánh mì với tốc độ chớp nhoáng: 10 giây/ổ.

Đã qua rồi cái thời chất lượng sản phẩm quyết định tất cả. Giờ con người ta có rất nhiều lựa chọn, phải đánh vào chất lượng phục vụ, cảm giác của người tiêu dùng thì mới cạnh tranh được.

Sao bạn nhận ra điều này?

Không phải ngẫu nhiên mà những cửa hàng tiện lợi, fastfood luôn được lòng nhiều người. Ở đó, hễ cứ có khách bước vào là: “*** kính chào quý khách! Bla bla…”, khách bước ra dù không mua cũng “Trân trọng cảm ơn, hẹn gặp lại!”. Mình cũng học hỏi điều đó, nhưng nhân viên chào mời của Bánh Mì Má Hải phải linh động hơn, không nói theo bài có sẵn một cách rập khuôn mà phải nhìn mặt khách để lựa chọn cách nói cho duyên dáng: “Chị gái ơi ăn bánh mì hông?” Hoặc “Anh đẹp trai kia ơi mua giùm em ổ bánh mì nè!”, kiểu như vậy đó!

Ứng viên bị đánh rớt trở thành bạn tốt

Nhưng kiếm đâu ra nhân viên giỏi như vậy?

Mình đưa ra mức lương hấp dẫn 14.000-20.000 đồng/giờ nên thu hút khá nhiều hồ sơ. Tìm được những người có tố chất rồi mình cũng phải dày công đào tạo nữa chứ. Câu hỏi phỏng vấn đầu tiên mình đưa ra là: “Cho bạn 90 giây, hãy giới thiệu về mình!”, có nhiều bạn chỉ nói đúng 10 giây về tên, tuổi, trường, lớp, quê quán và…hết! Nhiều bạn không dở nhưng kỹ năng thể hiện, kỹ năng giao tiếp thì yếu quá. Những bạn như vậy, mình không tuyển dụng vì không đạt yêu cầu nhưng vẫn giữ liên lạc và thường xuyên động viên, tư vấn giúp bạn trau dồi thêm kỹ năng mềm, đến giờ thì thành bạn bè tốt luôn.

Trên thị trường hiện tại có nhiều xe Bánh Mì Má Nam, Bánh Mì Má Tâm… với mô hình tương tự, bạn thấy sao khi bị “sao chép ý tưởng”?

Mình thấy bình thường (cười), đa phần các bạn đó là sinh viên và là nhân viên cũ của Hải. Thay vì ngủ nướng, chơi game, cuối tuần ngồi chém gió trong beer club mà các bạn chịu khó lao động, làm ăn như vậy thì Hải cũng mừng.

Khởi nghiệp không có bí quyết

Bí quyết khởi nghiệp của Hải là gì?

Chẳng có bí quyết gì cả, gọi là kinh nghiệm thì đúng hơn. Mình cũng lơ ngơ làm sai tùm lum, rồi sửa sai mới đúc kết được nhiều bài học. Hải còn có thói quen là cái gì không biết, không chắc thì hỏi thầy cô, bạn bè và những anh chị khóa trên. “Thầy giỏi” ở khắp mọi nơi. Những người thành đạt cũng muốn truyền lại cho thế hệ đàn em những bài học của họ lắm. Họ cũng không thu học phí, cái họ cần là sự học hỏi chân thành của bạn.

Bạn đã hài lòng với tình hình phát triển của Bánh Mì Má Hải chưa?

Hiện tại chuỗi xe đẩy đã phát triển được hơn 7 xe, xe nào cũng bán liền tay mỗi ngày vài ngàn ổ. Có bạn sinh viên đùa vui: ở khu Q.10, cứ gặp ngã tư là sẽ thấy bánh mì Má Hải. Nhưng mình vẫn chưa hài lòng, mình còn ấp ủ tham vọng muốn xây dựng văn hóa bánh mì lề đường ở Việt Nam theo đẳng cấp khác, văn minh, lịch sự hơn.

Bật mí một chút về doanh thu, lợi nhuận mỗi ngày nhé!

Đừng hỏi được không, vì mình vốn dĩ không theo đuổi những giá trị đó.

Vậy cuối cùng, giá trị Hải theo đuổi là gì?

C
ảm hứng làm chủ, khả năng liên kết, ham học hỏi và đặc biệt là tư duy “Dám”. Ý tưởng, năng lực, sở trường thì ai cũng có, khác nhau ở chỗ ai dám làm và thành công, ai không dám thì cứ mãi như vậy. Đó cũng chính là lời chúc năm mới mà Hải muốn gửi đến các bạn trẻ.

Cám ơn Hải và chúc cho những dự định của bạn sớm thành hiện thực!

“Chào mừng đến với bánh mì Má Hải ạ!”

Tháng 12 năm 2014, từ điển American Heritage – từ điển văn hóa của Mỹ vừa bổ sung thêm từ “banh mi”- theo nguyên bản từ “bánh mì” của tiếng Việt, với diễn giải: “Một loại bánh kẹp của Việt Nam với các loại thịt, rau tươi hoặc rau củ đã được ngâm giấm kèm với tương ớt hoặc là một gia vị khác có vị cay. Tất cả được cho vào giữa chiếc bánh với vỏ bánh cứng, giòn thông thường làm từ bột mì và bột gạo".

Theo Infonet

9X quê Thái Bình chia sẻ cách làm giàu

Tags:

相关文章