Những căn biệt thự, nhà phố được rao bán với giá hàng triệu USD tại ở TP. Thủ Đức. Ảnh: Kỳ Phương Nguồn cung trên 30 tỷ đồng/căn chiếm lĩnh thị trường
Theo Savills, thị trường nhà phố, biệt thự đang ghi nhận mức hoạt động thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, với tổng nguồn cung sơ cấp chỉ đạt 993 căn trong năm 2023.
Tỷ lệ hấp thụ và lượng bán cũng thấp nhất với 286 căn, tương đương 29%. Cùng với đó, giá bán chủ yếu tập trung ở mức giá trên 30 tỷ đồng/căn, vượt xa khả năng chi trả của đa số người dân. Tuy nhiên, nguồn cung từ nay đến 2026 được dự báo sẽ cải thiện.
Báo cáo thị trường bất động sản mới nhất của Savills cho thấy, dòng sản phẩm biệt thự/nhà phố tại TP. Hồ Chí Minh đang hoạt động yếu nhất kể từ năm 2019 đến nay. Cụ thể, trong năm 2023, nguồn cung sơ cấp giảm 40% theo năm, xuống 993 căn, thấp nhất trong 5 năm vừa qua và chủ yếu đến từ hàng tồn kho giá cao.
Lượng bán và tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong 5 năm qua, giảm xuống còn 29% và lượng bán chỉ đạt 286 căn, giảm 73% theo năm. Do nguồn cung giá cả phải chăng vẫn còn hạn chế, lượng căn giá cao tiếp tục chiếm lĩnh thị trường khi các căn giá trị trên 30 tỷ đồng chiếm 67% tổng lượng bán.
Lý giải cho tình trạng này, bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và S22M Savills, cho biết nguyên nhân khách quan đến từ việc quá trình huy động nguồn vốn bị ảnh hưởng bởi các cuộc thanh tra phát hành trái phiếu bất động sản.
Ngoài ra, ảnh hưởng của diễn biến kinh tế và chính trị thế giới lên kinh tế trong nước gây nhiều khó khăn, khiến thu nhập và dòng tiền của doanh nghiệp và người dân bị tắc nghẽn.
Mặt khác, về nguyên nhân chủ quan, sự khan hiếm của quỹ đất tại khu vực nội thành của TP. Hồ Chí Minh đã thúc đẩy giá nhà tăng cao, dẫn đến khả năng chi trả giảm. Do nguồn cung có giới hạn và chủ đầu tư dần hướng đến phân khúc nhà cao cấp, đối tượng người mua bị thu hẹp, làm tốc độ hấp thụ chậm đi đáng kể.
“Thực tế, mức hoạt động sụt giảm này phản ánh sự phát triển đúng chu kỳ của phân khúc nhà thấp tầng, dần dần sẽ ngày càng ít nguồn cung cho các sản phẩm này tại khu vực nội thành. Do tính khan hiếm, các sản phẩm sẽ tập trung vào phân khúc cao cấp và người mua giàu có. Quan trọng hơn, theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ tập trung phát triển phân khúc nhà cao tầng để tối ưu quỹ đất cũng như đáp ứng nhu cầu nhà ở lớn tại thành phố” - bà Giang Huỳnh nhận xét.
Tình hình hoạt động nhà phố, biệt thự tại TP. Hồ Chí Minh trong 5 năm liên tiếp Nguồn cung dưới 20 tỷ đồng tập trung ở Đồng Nai, Bình Dương
Bộ phận Nghiên cứu của Savills Việt Nam cho hay, trong năm 2024, nguồn cung mới dự kiến sẽ có 1.400 căn gia nhập thị trường, trong đó sản phẩm từ 20 - 30 tỷ đồng chiếm khoảng 65%. Tình hình hoạt động suy giảm và giá bán tiếp tục đắt đỏ tại TP. Hồ Chí Minh là các thách thức lớn lên tốc độ hấp thụ.
Nguồn cầu có xu hướng dịch chuyển về các tỉnh thành lân cận. Bình Dương sẽ có hơn 3.400 căn mới, trong đó hơn 90% có giá dưới 10 tỷ đồng. Đồng Nai sẽ có 2.900 căn mới, với 41% có giá 5-10 tỷ đồng và 29% có giá 10 - 20 tỷ đồng.
Theo bà Giang, các tỉnh vùng ven Đồng Nai, Bình Dương có lợi thế phát triển nhà thấp tầng để cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh. Khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp và phát triển một cách đồng bộ, thời gian di chuyển sẽ được rút ngắn. Nhờ vậy, giá cả trở nên hợp lý và sản phẩm cũng đa dạng hơn, giúp nguồn cầu dịch chuyển mạnh hơn.
“Nhằm đón đầu xu hướng dịch chuyển này, trong các năm vừa qua, các chủ đầu tư lớn đã thâu tóm quỹ đất tại các thị trường vùng ven này để triển khai các dự án quy mô lớn, giúp đồng bộ cơ sở hạ tầng, sản phẩm đa dạng hơn với nhiều diện tích khác nhau. Bên cạnh đó, giá bán tại các tỉnh lân cận đang cạnh tranh hơn so với TP. Hồ Chí Minh, khi giá bán sơ cấp trung bình tại Bình Dương và Đồng Nai lần lượt tương đương với 16% và 22% giá bán tại TP. Hồ Chí Minh” - bà Giang Huỳnh cho biết thêm.
Phân tích nguồn cung tương lai đến 2026, dữ liệu của Savills cho thấy, nguồn cung nhà liền thổ tại TP. Hồ Chí Minh gần 5.500 căn, bằng 78% so với Bình Dương và 40% so với Đồng Nai. 75% sẽ tập trung ở khu vực ngoại thành và 25% còn lại ở quận 2. Bình Chánh có nguồn cung tương lai lớn nhất với 1.500 căn, theo sau là quận 2 với 1.300 căn và Nhà Bè với 1.000 căn.
Ở góc độ phát triển, trong bối cảnh thị trường khó khăn như giai đoạn vừa qua, các nhà đầu tư đã có tâm lý thận trọng hơn khi ra quyết định đầu tư.
顶: 115踩: 83Vì vậy, bà Giang Huỳnh khuyến nghị, khi phát triển các dự án nhà liền thổ, đặc biệt là tại những khu đô thị vệ tinh, các chủ đầu tư dự án cần chú trọng hơn về vị trí phát triển ở những khu vực có nhu cầu ở thực cao, đầu tư vào chất lượng phát triển, quy hoạch bài bản, giá bán hợp lý, tiến độ xây dựng rõ ràng và pháp lý minh bạch.
【ket qua ngoai hanh anh】TP. Hồ Chí Minh: Biệt thự, nhà phố hoạt động kém hiệu quả nhất trong 5 năm liên tiếp
人参与 | 时间:2025-01-12 22:58:38
相关文章
- Cháy vé tour đi Thái cổ vũ đội tuyển Việt Nam trận chung kết lượt về Asean Cup 2024
- Sinh viên tình nguyện Singapore khám, chữa bệnh miễn phí tại Quảng Điền
- Dấu ấn y tế
- Giá gas hôm nay ngày 4/4/2024: Thị trường có diễn biến mới?
- Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- Quảng Ninh: Không để hình thành điểm nóng về buôn lậu
- Khởi tố, bắt đối tượng canh, cản đường cho buôn lậu
- Đặc nhiệm Chechnya tác chiến ở đông Ukraine, Mỹ nói Nga mắc ‘sai lầm chiến lược’
- Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- Giá thép hôm nay ngày 2/4/2024: Tồn kho tăng cao, doanh nghiệp thép mong trợ sức
评论专区