Theốngđộcquyềnngànhcôngnghiệxep hang brazilo đó, trước đây việc độc quyền nhà nước diễn ra ở hầu hết các ngành công nghiệp mạng lưới. Sau nhiều năm đổi mới kinh tế và mở cửa, số lượng các ngành, lĩnh vực còn độc quyền nhà nước đã giảm, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra trong các lĩnh vực như viễn thông, đường sắt, điện, hàng không. Lấy ví dụ điển hình từ ngành đường sắt, CIEM đưa ra phân tích, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vẫn gần như độc quyền toàn bộ ngành đường sắt. Dù đây được coi là bộ phận quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhưng hạ tầng đường sắt những năm qua khá biệt lập, lạc hậu và thiếu kết nối. Với vị thế độc quyền, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thiếu động lực nâng cao chất lượng, giảm giá thành, dẫn đến thị phần giảm. Bằng chứng là, thị phần vận tải hành khách và thị phần vận tải hàng hóa ngành đường sắt lần lượt giảm từ 0,48% - 0,23% và từ 0,97% - 0,39% trong giai đoạn 2010-2017. Thậm chí, có vị chuyên gia còn nhận định: Ngành đường sắt đang lâm vào cuộc khủng hoảng rất lớn vì không thể cạnh tranh và thị phần ngày một giảm. Thời gian qua, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thị trường cạnh tranh, giảm độc quyền nhà nước trong các ngành, lĩnh vực có tác động lớn đối với nền kinh tế như điện, cấp nước, đặc biệt là giao thông. Tuy nhiên, điểm dễ thấy là dù đã có nhiều chính sách, quyết định song đến nay Việt Nam vẫn chưa hoàn tất được chính sách cạnh tranh, loại bỏ độc quyền ở nhiều ngành then chốt. Điều này khiến cho thị trường bị méo mó, tính tự do cạnh tranh bị xâm hại, không đạt được động lực thay đổi. Phải khẳng định rằng, những cái tên độc quyền được "điểm đanh" như đường sắt, hàng không, điện... đều là các ngành công nghiệp quan trọng, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam lớn như hiện nay, đẩy nhanh tiến độ chống độc quyền nhà nước trong các ngành công nghiệp mạng lưới này theo đúng lộ trình, mức độ đã cam kết là yêu cầu bức thiết, không thể trì hoãn. Ngoài ra, giải pháp quan trọng được nhiều chuyên gia tính đến còn là ứng dụng tối đa tiến bộ khoa học công nghệ vào quản trị hệ thống của các DN, quản trị của nhà nước đối với các DN nhà nước trong các lĩnh vực mạng lưới nhằm nâng cao tính hiệu quả cũng như năng lực canh tranh. Đương nhiên trong quá trình này, khâu trọng tâm là cần có cách thức quản lý, giám sát phù hợp, tránh chuyển từ độc quyền nhà nước thành độc quyền DN. |