当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【trực tiếp bóng đá hạng 2 italia】ĐBSCL cần mô hình phát triển mới

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức Lễ công bố Báo cáo Kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2022. Đây là năm thứ hai Báo cáo được thực hiện và là báo cáo đầy đủ và duy nhất về một vùng kinh tế trên cả nước,ĐBSCLcầnmhnhphttriểnmớtrực tiếp bóng đá hạng 2 italia với chủ đề “Chuyển đổi mô hình phát triển và Quy hoạch tích hợp”.

Điểm sáng lớn nhất của ĐBSCL trong hai năm 2020-2021 là nông nghiệp.

Nông nghiệp là điểm sáng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm sáng lớn nhất của ĐBSCL trong hai năm 2020-2021 là nông nghiệp. Bất chấp dịch bệnh trong năm 2021, khu vực nông nghiệp của ĐBSCL vẫn tăng trưởng mạnh (3,4%), cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của cả nước. Xuất khẩu nông thủy sản của vùng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì thặng dư thương mại cho Việt Nam. Tuy nhiên, một mình ngành nông nghiệp không đủ sức vực dậy nền kinh tế ĐBSCL vì khu vực công nghiệp và dịch vụ  cùng nhau chiếm tới hơn 70% GRDP của vùng đều tăng trưởng âm, ước tính lần lượt là -0,8% và -1,8%.

Điều đáng lưu ý là năng lực cạnh tranh nông nghiệp của ĐBSCL không chỉ đến từ điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cũng không chỉ đến từ những biện pháp cải tiến kỹ thuật giúp tăng năng suất mà đến từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đặc biệt thú vị ở ĐBSCL là khác với mô thức chuyển đổi cơ cấu phổ biến, trong giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp trung bình ở ĐBSCL rất cao, lên tới 9,03%/năm, gấp hơn 2 lần so với khu vực công nghiệp (4,39%) và dịch vụ (3,82%). Điều này cho thấy vùng vẫn còn nhiều tiềm năng chuyển đổi cơ cấu và tăng năng suất. Tất nhiên, việc hiện thực hóa tiềm năng này tùy phụ thuộc vào chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn.

Nhìn từ chiều ngược lại, việc tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp cao hơn hẳn so với công nghiệp và dịch vụ cho thấy hạn chế của hai khu vực này. Mặc dù phát triển nông nghiệp là một tiền đề quan trọng cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, trong dài hạn, tăng trưởng và thịnh vượng kinh tế không đến từ nông nghiệp mà đến từ sự chuyển đổi cơ cấu sang công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, nhận diện rõ nét và từng bước tháo gỡ những nút thắt cản trở sự phát triển công nghiệp và dịch vụ của ĐBSCL là điều kiện cần thiết để có thể phát triển vùng đất này.

Đối mặt nhiều thách thức

Báo cáo chỉ ra ĐBSCL phải đối diện nhiều thách thức lớn nằm ở ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Trường Đại học Fulbright Việt Nam, đồng tác giả báo cáo cho biết: Nền nông nghiệp của ĐBSCL chậm hiện đại hóa, vẫn dựa chủ yếu vào kinh tế nông hộ với diện tích đất canh tác nhỏ và manh mún, là rào cản quan trọng cho việc chuyển trọng tâm từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư hạn chế.

Những thách thức này làm tốc độ tăng trưởng GRDP của ĐBSCL thấp, chỉ đạt 5,31%/năm trong giai đoạn 2016-2020, thấp nhất trong bốn vùng kinh tế trọng điểm. Hệ quả là mặc dù giàu có về tài nguyên, phong phú về tiềm năng nhưng tiếp tục tụt hậu về mặt kinh tế.

Về phương diện xã hội, thách thức đầu tiên là thiếu việc làm ở nông thôn. Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của ĐBSCL năm 2020 là 3,47%, cao thứ hai toàn quốc, chỉ sau Tây Nguyên, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn ĐBSCL cao gấp đôi so với khu vực thành thị (3,97% so với 1,87%). Thứ hai là tình trạng di cư, sự chênh lệch về mức sống và cơ hội việc làm dẫn đến luồng di cư từ ĐBSCL lên các đô thị và khu công nghiệp lớn. Thách thức thứ ba là tình trạng nghèo, thu nhập bình quân đầu người của ĐBSCL trong năm 2019 là 3,9 triệu đồng/tháng, thấp hơn mức 4,2 triệu đồng/tháng của cả nước. Thứ tư là vốn tri thức và kỹ năng của lao động còn thấp, ĐBSCL có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (14,9%) và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (6,8%) thấp nhất cả nước.

Về phương diện môi trường, các công trình thủy điện thượng nguồn làm giảm đáng kể lượng phù sa và cát do bị các hồ chứa giữ lại. Hệ quả là gây ra sạt lở bờ sông và làm đất bạc màu, nước mặn từ biển tràn vào làm hơn một nửa diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn.

Cần có mô hình phát triển mới

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, trưởng nhóm nghiên cứu Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022  nhận xét, mô hình phát triển của ĐBSCL hiện đã chạm ngưỡng. Nếu vùng tiếp tục phát triển theo kiểu thâm dụng tài nguyên và lao động với giá trị gia tăng tương đối thấp thì không cải thiện được năng lực cạnh tranh, tiếp tục tụt hậu.

“Tác động của đại dịch Covid-19 với ĐBSCL cao hơn nhiều so với mặt bằng chung cả nước. Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ, ĐBSCL có mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn bình quân cả nước với GRDP năm 2021 âm 0,43%. Nông nghiệp là điểm sáng nhưng không thể vực dậy kinh tế cả vùng. Cơ cấu kinh tế ĐBSCL không thay đổi trong 3 năm qua cho thấy dịch Covid-19 đã chặn đứng cơ cấu kinh tế của vùng và mô hình không còn phù hợp”, TS Vũ Thành Tự Anh phân tích.

TS Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh: “ĐBSCL cần có mô hình phát triển mới. Cụ thể, việc tăng trưởng và phát triển của vùng phải được nâng cấp, thay đổi phù hợp với nhiệm vụ trong thời đại mới. Đồng thời, cần tháo gỡ những nút thắt kìm hãm sự phát triển của khu vực có vai trò bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước. Nếu không có sự đầu tư của Trung ương, bộ, ngành thì ĐBSCL không thể nào trở mình được”.

Có thể thấy, dù đứng trước nhiều thách thức, nhưng với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, ĐBSCL đang có cơ hội mới để phát triển. Chính phủ cũng vừa phê duyệt Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vào tháng 2-2022 và công bố vào tháng 6 vừa qua. Bản quy hoạch là cơ sở để quy hoạch và định hình lại quá trình sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội ĐBSCL trên cơ sở phát triển bền vững, biến thách thức thành cơ hội, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng gia tăng hiệu quả, phát triển từ phân tán sang tập trung, tăng cường liên kết ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ…

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho rằng, qua Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022, VCCI muốn gửi đến thông điệp: “ĐBSCL đang đứng trước cơ hội lớn để thay đổi, hãy nắm bắt cơ hội, hợp tác để phát triển nhanh nhưng phải bền vững. Cả thế giới đang được khuyến nghị chuyển đổi số, nhưng với vùng ĐBSCL, chúng tôi khuyến nghị “chuyển đổi nông nghiệp” phải là một ưu tiên và quan tâm hàng đầu trong khu vực. Trong đó cần lưu ý đặc biệt đến chuyển đổi cơ cấu sản phẩm sang phân khúc giá trị cao, chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất, chuyển đổi cách thức chế biến, lưu thông, phân phối ra thị trường. Bên cạnh đó, cần đầu tư để gỡ nút thắt về hạ tầng giao thông và logistics đang cản trở sự phát triển của mọi ngành kinh tế trong vùng”.

“ĐBSCL cần xem chuyển đổi nông nghiệp là một ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Trong đó, quan tâm đặc biệt đến chuyển đổi cơ cấu sản phẩm sang phân khúc giá trị cao; chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất; chuyển đổi cách thức chế biến, lưu thông, phân phối ra thị trường. Cần đổi mới tư duy và phá vỡ các vòng xoáy ở 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường để thực hiện chuyển đổi nông nghiệp”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ, cho biết: Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam, dưới sự chủ trì, điều phối của VCCI và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường Chính sách công và quản lý Fullbright. Đây là lần thứ hai báo cáo được thực hiện nghiên cứu trên một vùng kinh tế trong bối cảnh ĐBSCL đang đứng trước những thách thức bước ngoặt và được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và cộng đồng quốc tế.

 

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

分享到: