当前位置:首页 > La liga

【bxh vô địch quốc gia hà lan】Bài 2: Kinh doanh qua mạng

bai 2 kinh doanh qua mang manh dat mau mo cho thuoc gia thuc pham chuc nang gia

Vì sự dễ dãi trong kinh doanh thực phẩm chức năng mà nhiều sản phẩm kém chất lượng đã tới tay người tiêu dùng, trong đó sản phẩm Vinaca làm từ bột than tre là một minh chứng rõ ràng nhất. Ảnh: DN.

Đủ chiêu trò câu khách

Chiêu trò phổ biến liên quan đến thực phẩm chức năng mà các đối tượng kinh doanh hàng giả đang tiến hành đó là các chia sẻ của bệnh nhân về “tác dụng thần kỳ” của thực phẩm chức năng và khuyên người dùng nên thử. Một “kịch bản” chung của hình thức “nhân vật chia sẻ” là trước khi sử dụng sản phẩm thì khổ sở về bệnh tật như thế nào, khi sử dụng sản phẩm một thời gian thì bệnh tình thuyên giảm, khỏi hẳn các triệu chứng do bệnh gây ra. Để tăng thêm tính thuyết phục, những bài chia sẻ đều có tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh cụ thể của nhân vật trải nghiệm. Chẳng hạn một chia sẻ của nhân vật có tên Nguyễn Văn Thành, ở TP. Huế đã nói về việc dùng thực phẩm chức năng Kukumin khỏi đau dạ dày dù đã bị đau dạ dày trong thời gian kéo dài gần 20 năm, phải mổ và cắt mất 2/3 dạ dày, sau đó lại phải trải qua 8 lần dùng hóa chất điều trị...

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, hiện nay những chiêu trò câu khách phổ biến của một số chủ kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng là mượn danh các cơ sở y tế uy tín để lập website bán hàng, nhằm tăng độ tin cậy cho khách hàng. Gần đây nhất, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên một số trang thông tin điện tử quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng Nanocurcumin- Tam thất- Xạ đen có tiêu đề: “Sản phẩm dược phẩm của Học viện Quân y”, trong đó nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.

Sản phẩm nêu trên được phân phối bởi Công ty TNHH TM&DV P.L, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tuy nhiên, khi Cục An toàn thực phẩm làm việc với đại diện Công ty TNHH TM&DV P.L, đại diện Công ty khẳng định các website quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng đang lan truyền trên mạng không phải của Công ty. Công ty TNHH TM&DV P.L cũng cho biết không thực hiện quảng cáo sản phẩm Nanocurcumin- Tam thất- Xạ đen trên các website này và không chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo đó.

Theo các chuyên gia y tế, hiện các loại thuốc giả luồn lách vào đủ các thị trường, chủ yếu qua mua bán trên mạng. Theo lời của Giám đốc khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Viện An ninh Dược phẩm của Mỹ, bà Samson Chiu, có tới 50% thuốc bán trên mạng internet là thuốc giả và đa số thuốc giả đều khó phân biệt bằng mắt thường.

Một chiêu trò khác của các đối tượng kinh doanh là mượn danh bác sỹ, nhân viên y tế của các bệnh viện lớn để quảng cáo sản phẩm, dù chưa được sự đồng ý của nhân viên y tế với lời quảng cáo “có cánh” về những công dụng không có thật của thực phẩm chức năng như chữa khỏi hẳn bệnh xương khớp, dạ dày hay ngay cả bệnh ung thư. Đặc biệt, đang xuất hiện tình trạng rất nguy hiểm là nhân viên tư vấn giả danh là bác sĩ, dược sỹ để tư vấn và bán thực phẩm chức năng, đánh lừa người tiêu dùng. Theo như quảng cáo trên website chính thức của Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược, có địa chỉ tại Nam Từ Liêm, Hà Nội, những khách hàng bị bệnh xương khớp đã được nhân viên tư vấn giới thiệu dùng các sản phẩm nâng cao sức khỏe và cam kết có tác dụng chữa khỏi bệnh. Để kiểm chứng lời quảng cáo này, đích thân Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong đã nhấc máy gọi điện để nhờ tư vấn về sản phẩm mang tên Vương Khớp An và được tư vấn viên khẳng định dùng sản phẩm là khỏi bệnh liên quan đến đốt sống.

Trước thực tế đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã tiến hành thanh, kiểm tra cơ sở này phát hiện cơ sở có nhiều sai phạm về quảng cáo và thuê người đóng giả nhân viên y tế để tư vấn sản phẩm cho khách hàng. Cục An toàn thực phẩm đã ban hành quyết định thu hồi 13 giấy xác nhận sản phẩm của công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược, đồng thời ra quyết định thu hồi 4 giấy công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm do Cục cấp cho các sản phẩm của công ty này do quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh và thuê người giả danh nhân viên y tế để tư vấn sản phẩm cho người tiêu dùng với những tác dụng "trên trời".

Hàng giả, hệ quả thật là thực tế mà người bệnh đang ngày ngày gánh chịu. Kể về hậu quả khi mua phải hàng giả, chị Trần Thị Quỳnh Trang, tập thể Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ, tôi bị viêm phế quản cấp, sau khi đi khám được bác sỹ kê đơn cho thuốc kháng sinh Amoxilin. Do không có thời gian nên tôi đặt mua thuốc trên mạng chuyển về nhà. Tuy nhiên, sau hơn một ngày uống thuốc, bệnh chẳng đỡ mà người còn bị dị ứng, nổi mề đay và khó thở khiến người nhà phải đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sỹ điều trị cho biết, tôi đã uống phải thuốc không bảo đảm chất lượng, có độc tố nên đã bị phản ứng thuốc.

Hiện các tiêu chuẩn về lưu hành thuốc chữa bệnh được quy định rất ngặt nghèo. Thuốc chữa bệnh khi được nhập khẩu hay sản xuất trong nước phải được Cục Quản lý Dược kiểm định chặt chẽ với nhiều tiêu chuẩn và cấp số đăng ký mới được lưu thông vào trong các nhà thuốc hay bệnh viện. Nội dung và hình ảnh quảng cáo thuốc cũng phải được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấp Giấy phép phê duyệt nội dung. Nhưng trên môi trường mạng xã hội người sử dụng ngang nhiên bán hàng mà không bị kiểm duyệt về chất lượng sản phẩm, cũng như nội dung quảng cáo, dẫn đến thực tế hàng giả hoành hành.

Khó xử lý?

Về việc xử lý các vi phạm liên quan tới việc bán thuốc, thực phẩm chức năng giả trên mạng, đại diện Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, hiện nay chưa có quy định cụ thể về quản lý, kinh doanh, quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng xã hội khiến cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh qua mạng rất khó khăn.

Theo ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội 6, Chi cục QLTT Hà Nội, điểm khó nhất của chống hàng giả trên mạng là kinh doanh trên mạng không có địa giới hành chính, có thể bán ở bất cứ đâu, không dễ lần ra địa chỉ chủ kinh doanh. "Thực tế đó rất cần có một đơn vị chuyên trách chống hàng giả, hàng nhái trên mạng. Cục đó có thể thuộc Cục QLTT hoặc tùy theo chức năng của các bộ để giao nhiệm vụ, nhưng phải là đơn vị chuyên trách", ông Nghĩa đề xuất.

Ý kiến của ông Nguyễn Thanh Phong cũng thừa nhận, việc quản lý quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Youtube…), trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài, gặp nhiều khó khăn về nội dung quảng cáo, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm và không có cơ sở để xử lý vi phạm. “Đặc biệt, một số website chủ thể đặt máy chủ tại nước ngoài nên cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm soát, khó xử lý, thẩm quyền xử lý đối với cơ sở phát hành quảng cáo như báo, đài, website chủ yếu là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an”, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm nói.

Về phía Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội bộc bạch, việc quảng cáo và bán thực phẩm chức năng xách tay trên trang Facebook cá nhân khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Nếu các công ty sản xuất kinh doanh, các nhà thuốc có địa chỉ cụ thể bán thực phẩm chức năng thì rất dễ kiểm tra. Còn việc tìm đủ căn cứ để chứng minh chủ tài khoản Facebook thực hiện buôn bán thực phẩm chức năng giả, nhái dưới mác “xách tay” không hề đơn giản. Nhiều người khi bị phát hiện đã viện lý do để chối bỏ trách nhiệm như chỉ đăng thông tin đơn thuần, bị tạo lập trang cá nhân giả...

Bài 3: Doanh nghiệp khốn đốn vì hàng giả, hàng nhái

分享到: