当前位置:首页 > Cúp C2

【marseille đấu với montpellier】Thoái vốn thế nào cho hiệu quả?

ck

Thoái vốn không quan trọng,áivốnthếnàochohiệuquảmarseille đấu với montpellier mà quan trọng là nguồn vốn được sử dụng như thế nào. Ảnh minh họa: Vinamilk

Chính phủ đã và đang chỉ đạo đẩy mạnh thoái vốn các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương này nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tạo nguồn lực để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, lộ trình thoái vốn và việc sử dụng nguồn vốn này như thế nào để phát huy hiệu quả, đồng thời giữ vững giá trị thương hiệu Việt đang được cộng đồng xã hội quan tâm.

Theo Tiến sĩ Trần Văn Thuận, Trưởng Khoa Thuế - Hải quan, Trường Đại học Tài chính - Marketing, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước tìm ra phương án và lộ trình thoái vốn phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị; trong đó, thoái vốn một lần hay nhiều lần, giá cả ra sao, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp điều hành tốt hơn.

Thoái vốn từ các doanh nghiệp nhà nước có thể thu về nguồn vốn lớn, nhưng sử dụng nguồn vốn này để trả nợ công hay đầu tư, cũng là bài toán khó mà Chính phủ và doanh nghiệp cần cân nhắc.

Song song đó, các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn phải công khai, minh bạch, niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán; đặc biệt khi bán cổ phần, các doanh nghiệp phải đấu giá cạnh tranh.

Doanh nghiệp yếu kém thoái vốn trước

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ông Trần Hoàng Ngân, Giám đốc Học viện Cán bộ Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thực hiện quá trình thoái vốn, Nhà nước nên chọn những doanh nghiệp yếu kém thoái vốn trước, còn các doanh nghiệp đang làm ăn có hiệu quả thì từng bước thoái vốn sau.

Đặc biệt, những doanh nghiệp đang “ăn nên làm ra” có thể chọn phương án thoái vốn từng phần và chọn thời điểm thích hợp nhất để thoái vốn, chứ không nên thoái vốn ào ạt dẫn đến nguy cơ tự phá giá.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Nhà nước cần dùng nguồn lực của mình để kiến tạo, đầu tư vào kết cấu hạ tầng và những lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế.

Do đó, Tiến sĩ Trần Du Lịch, chuyên gia kinh tế cho rằng Nhà nước cần thoái vốn ở những lĩnh vực không cần thiết để sử dụng vốn đầu tư trực tiếp hoặc làm vốn mồi để khuyến khích khu vực tư nhân và thu hút nguồn lực xã hội phát triển các lĩnh vực khác cần đầu tư như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ... để mở đường cho phát triển nền kinh tế.

Ngoài ra, Nhà nước nên đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường… nhằm phục vụ cho sự phát triển cộng đồng xã hội cũng như tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế đất nước.

Quan trọng là vốn sử dụng như thế nào?

Tiến sĩ Trần Du Lịch cho biết, điều quan trọng không phải là thoái vốn được bao nhiêu tiền, mà nguồn vốn này được sử dụng như thế nào, vì đây là tài sản sở hữu toàn dân.

Do đó, sau khi thoái vốn từ doanh nghiệp, Nhà nước không nên dùng nguồn vốn này nhập vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu, mà nên dùng để giảm bớt nợ vay và đầu tư vào những lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đơn vị quản lý nguồn vốn nên có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này cụ thể và trình ra Quốc hội; đồng thời việc phân bổ nguồn vốn cần minh bạch để tránh tình trạng xin, cho sẽ lãng phí nguồn vốn.

Theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kỹ nghệ súc sản Vissan, trong tiến trình thoái vốn triển khai từ đầu năm 2016, Vissan đã có những tiêu chí đòi hỏi các nhà đầu tư phải đáp ứng về cam kết bảo vệ thương hiệu, đảm bảo việc làm của người lao động, đồng hành trong chính sách kinh doanh và không nhượng cổ phần trong 5 năm đầu.

Từ đó, đã giúp Vissan hoàn thành phương án cổ phần hóa với Nhà nước nắm giữ 65% vốn, nhà đầu tư chiến lược 14%, đấu giá công khai 14%, còn lại 7% dành cho cán bộ nhân viên và tổ chức công đoàn.

Tương tự, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức cuối tháng 5/2016, rất nhiều cổ đông lo lắng nếu Vinamilk thực hiện nâng tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài lên 100% thì giá trị thương hiệu có bị mất không.

Tuy nhiên, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk đã khẳng định, Vinamilk muốn trở thành Tập đoàn đa quốc gia và hiện tại giá trị thương hiệu Vinamilk được định giá khoảng 7 tỷ USD. Do đó, dù là nhà đầu tư nội địa hay nước ngoài có mua Vinamilk thì cũng vì thương hiệu, chứ không ai bỏ tiền ra mua rồi lại xóa một thương hiệu đã mang tầm quốc tế.

Nhận định về việc thoái vốn tại các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước, nhiều chuyên gia, cho rằng, đáng lẽ phải được thực hiện từ lâu, bởi việc thoái vốn sẽ tạo thêm nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội và làm cho thị trường minh bạch cũng như cạnh tranh tốt hơn.

Tuy nhiên, quá trình triển khai cần đảm bảo sau khi thoái vốn, phải vẫn giữ vững được giá trị các thương hiệu lớn của Việt Nam như Vinamilk, Sabeco, Saigontourist…

Mặt khác, trong quá trình thoái vốn, phải chú trọng định giá thương hiệu như thế nào cho đúng, tránh gây thất thoát cho Nhà nước, lợi ích nhóm và không để các nhà đầu tư chiến lược trục lợi./.

Theo TTXVN

分享到: