当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo hạng nhất anh】Thìa gỗ Trung Quốc có an toàn?

Không độc như thìa nhựa?ìagỗTrungQuốccóantoàsoi kèo hạng nhất anh

Với giá từ 7.000- 10.000 đồng/chiếc, thìa gỗ hiện là lựa chọn của hầu hết những gia đình có thu nhập bình dân.

Tại chợ Nguyễn Sơn (Gia Lâm, HN), thìa gỗ không rõ nguồn gốc được bày bán rất nhiều. Những chiếc thìa này được bọc cẩn thận trong một túi nilon chi chit chữ Trung Quốc.

Theo một người bán hàng tại chợ này: Các loại thìa gỗ đang bán rất “đắt khách”: “Dùng thìa gỗ đơm, xới cơm vừa dễ dàng, lại dễ rửa và không độc hại như dùng thìa nhựa”, người bán hàng này cho biết.

Nhiều người tiêu dùng đinh ninh rằng loại thìa gỗ này không gây độc như thìa nhựa

Loại thìa gỗTrung Quốc này khi bỏ ra khỏi túi có mùi sơn rất hắc, miết mạnh tay một chút là chất sơn đã nhuộm ra cả tay. Khi PV thắc mắc về độ dễ ra màu của các loại thìa này thì người bán hàng thờ ơ: “Cứ đem về, luộc qua là màu sơn, mày vecni nó ra hết. Người ta sản xuất, muốn hàng bắt mắt thì phải dùng sơn và vecni thì thìa mới bóng đẹp. Đến quần áo, thức ăn còn phải nhuộm màu cho bắt mắt, huống chi những đồ khác…”.

Chị Hải (Long Biên, HN) cho biết: “ thấy báo đài nói là sử dụng các loại thìa, đũa nhựa rất độc hại, vì khi gặp nóng, nhựa sẽ phóng thích ra các thành phần hóa chất độc hại. Và việc sử dụng lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hầu hết các loại thìa đều rất mềm, khi tiếp xúc với nóng dễ bị biến đổi hình dạng nên tôi chọn mua mấy cái thìa nhựa về để nầu nướng. Vừa bền, giá lại rẻ…”

Ăn cơm, ăn luôn hóa chất

Chị Miên (Hoàng Như Tiếp, Gia Lâm, HN) kể: “Vì nghĩ dùng thìa gỗ để xới cơm, đảo thực phẩm sẽ an toàn hơn dùng thìa nhựa nên tôi sắm vài cái về sử dụng. Ban đầu cũng không phát hiện ra việc thôi màu của những chiếc thìa này, cho đến một hôm, vì ông xã nhà tôi cắm cơm, cho nước quá tay nên cơm hôm ấy không khác gì cháo. Khi dùng chiếc thìa gỗ để đảo cơm, bỗng dưng tôi phát hiện cơm bắt đầu…chuyển màu, dùng chiếc thìa gỗ miết mạnh vào cơm thì màu càng ra nhiều. Hôm sau tôi đem mấy chiếc thìa đã mua đi luộc lại một lần nữa, nước luộc thìa vàng kè, rửa bao nhiêu lần cũng không hết được màu. Lo lắng cho sức khỏe gia đình nên tôi đành vứt tất cả vào…sọt rác…”.

Theo tiến sĩ Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, về nguyên tắc, không được sơn bất cứ thứ gì lên trên các loại đồ dùng để đựng thực phẩm, bởi các chất này có thể bị thôi ra trong một điều kiện hay nhiệt độ nào đó, nhất là các đồ dùng trong thực phẩm. Sơn và vecni là các hợp chất hữu cơ, vì thế có những thành phần độc cho sức khoẻ con người.

Ví dụ, sơn sẽ có các oxit kim loại và màu. Khi bị phai ra và ăn vào dạ dày, các axit trong cơ thể sẽ tác động đến kim loại và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Còn vecni được pha chế thêm từ cồn hoặc dung dịch, hóa chất khác để sơn lên đồ gỗ. Các chất này cũng rất ít khi được sử dụng trong thực phẩm.

Nhưng theo các chuyên gia, loại thìa này độc không thua gì thìa nhựa

Tiến sĩ Hùng cho biết thêm, hiện chưa thể kiểm soát hết các đồ dùng gia đình loại này, nhất là các cơ sở làm gia công, họ sử dụng hóa chất khó có thể an toàn vì yếu tố lợi nhuận. Tốt nhất, mỗi người nên cứu mình bằng cách tránh xa các loại đũa bát có sơn phủ ngoài.

Theo tiến sĩ Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ít nhiều các loại sơn sử dụng như lớp bảo vệ bên ngoài để tạo độ bóng, tạo màu giả gỗ đều độc hại, mức độ tùy thuộc vào loại hóa chất và nồng độ hóa chất mà họ sử dụng.

Dù có dùng sơn ta, là vật liệu tự nhiên, thì vẫn phải có dung môi để hòa tan. Dung môi là dầu thực vật thì lâu tan, không có hại nhưng lại rất mất thời gian và sản xuất công phu. Trong khi đó, dung môi hữu cơ giúp sơn tan nhanh, quá trình sơn phủ nhanh và dễ dàng hơn, giá thành rẻ hơn nhiều. Tiến sĩ Ngô Quốc Quyền khẳng định: “Cái gì cũng có tính hai mặt của nó: rẻ, dễ làm thì sẽ độc hại hơn”.

Ngọc Anh

分享到: