Việc phân loại,ảixửlrcthảithủ365.ca cuoc thu gom đối với rác thải thủy tinh, miểng sành từ sản phẩm trong gia đình như chai lọ đựng gia vị, ly tách, kính, đến các sản phẩm trong nông nghiệp như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ở các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện đang là vấn đề nan giải. Rác các loại bị vứt bừa bãi trên tuyến đường tránh thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A. Dọc theo đường tránh vào thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, rác thủy tinh, các loại rác sinh hoạt được người dân để chung với bể chứa nên rất nguy hiểm. Một người dân sinh sống trên tuyến đường này cho hay, rác thải sinh hoạt của hộ dân ở đây thì có xe của công trình đô thị đến thu gom. Tuy nhiên, bãi rác nói trên do trước đây là bể chứa rác bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật qua sử dụng, sau đó bị hôi và bẩn nên được phá bỏ, nhưng do thói quen của người dân nên cứ đến đó bỏ rác. Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Chủ tịch UBND thị trấn Một Ngàn, cho biết: Mặc dù tại bãi rác đã đặt biển cấm nhưng người dân vẫn cứ bỏ rác chỗ này và thường bỏ vào ban đêm. Do phần thu gom rác ở điểm này không nằm trong gói thu gom liên kết với đơn vị công trình đô thị thu gom, cho nên mỗi khi có nhiều rác thì thị trấn phải thuê xe đến thu gom. Tuy nhiên, do người dân vứt bừa bãi nhiều loại rác, có rác từ thủy tinh nên rất khó khăn trong việc thu gom. Khi thu gom phải nhặt riêng các loại chai lọ, miểng kính, sành ra khỏi các loại rác khác mới thu gom được nên chi phí cũng nhiều hơn. Trước những khó khăn trong phân loại, thu gom xử lý đối với rác thủy tinh, kính, thị trấn đã tăng cường tuyên truyền người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn. Đồng thời, thị trấn cũng liên kết được chỗ thu mua rác kính, chai thủy tinh. Nhưng vấn đề còn khó khăn hiện nay là phần lớn người dân chưa thực hiện tốt việc phân loại rác kính, thủy tinh để riêng. Theo đó, nguồn kinh phí để thu gom điểm đổ rác tự phát ở đường tránh thị trấn Một Ngàn phải vận động từ nguồn xã hội hóa. Vì vậy, để giúp thị trấn có điều kiện để xử lý điểm rác bức xúc này, thị trấn kiến nghị được cấp nguồn kinh phí thực hiện. Ngoài ra, các ngành, các cấp, hội đoàn thể cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa đến người dân về phân loại rác kính, thủy tinh, miểng sành. Bà Lê Thị Thùy Như, Phó phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, cho biết: Việc thu gom rác kính, thủy tinh hiện nay ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn gặp khó khăn. Qua tổ chức thu gom mới đây, có đơn vị xã gom được trên 100kg. Hiện nay, loại rác này phần lớn người dân để cùng với hố rác bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật và khi để chung với các loại này thì rác kính, thủy tinh sẽ trở thành rác nguy hại. Trong khi nguồn kinh phí thu gom không có. Vì vậy, để giúp các địa phương có nguồn thực hiện, huyện đề nghị tỉnh nên bố trí nguồn kinh phí trong công tác thu gom, xử lý đối với rác thải kính, thủy tinh này. Theo ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, để bảo vệ môi trường, xã có mô hình thu gom rác thải sinh hoạt, 1 tuần tổ chức lấy rác 2 lần. Sau đó, tổ thu gom đem ra điểm tập kết cho đội quản lý đô thị thu gom. Để tạo mỹ quan cho các tuyến đường, xã có thông báo với người dân vào ngày thứ hai và thứ năm mỗi tuần, người dân đem rác ra để bên ngoài lề đường cho tổ thu gom rác đến lấy. Vào cuối tháng 9, xã Hỏa Tiến cũng đã tổ chức thu gom rác bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, qua đó thu được 500kg rác thủy tinh, chai lọ. Cũng như các địa phương khác, việc phân loại và thu gom đối với rác kính, thủy tinh là vấn đề khó khăn của xã. Rác loại này nếu vứt bừa bãi rất nguy hiểm cho con người. Hiện tại, không có điểm để cho người dân bỏ loại rác này tập trung, cho nên đề nghị các cấp, các ngành nên xem xét để thực hiện phân loại, thu gom rác thủy tinh, chai lọ, miểng sành trong thời gian tới phù hợp với mỗi địa phương, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường. Nhằm nâng cao nhận thức của hội viên trong thực hiện phân loại rác, bà Nguyễn Thị Cẩm Chân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành, cho biết: Thời gian qua, hội luôn đẩy mạnh tuyên truyền trong hội viên thực hiện phân loại rác tại nguồn. Riêng đối với rác kính, thủy tinh, miểng sành thì hội hướng dẫn hội viên gói lại qua nhiều lớp và để riêng nhằm giúp cho các đội, tổ đi thu gom nhận biết đó là rác loại này, để hạn chế nguy hiểm cho người đi thu gom cũng như trong xử lý rác. T. XOÀN |