Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng của thị trường,ứcbậttừTrungQuốctạođộnglựcmớichotăngtrưởngkinhtếtoàncầbảng xếp hạng giải malaysia đạt 5,3% trong quý 1 năm 2024, đánh dấu khởi đầu thuận lợi của năm nay và tạo tiền đề cho việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra.
Các nhà phân tích cho rằng sự phát triển chất lượng cao của kinh tế nước này sẽ tạo động lực mới cho tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và mang lại thêm các cơ hội cho các quốc gia khác.
Một khởi đầu thuận lợi
Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong quý 1 năm 2024, GDP của nước này đạt 29.630 tỷ nhân dân tệ (4.090 tỷ USD), tăng 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, và tốc độ tăng trưởng này tăng 1,6 điểm phần trăm so với quý 4 năm 2023.
Phó Giám đốc NBS, Sheng Laiyun, cho rằng kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi, với khởi đầu tốt. Trong quý đầu năm, các chính sách tiếp tục phát huy tác dụng, sản xuất và nhu cầu gia tăng, việc làm và giá cả nhìn chung ổn định, niềm tin của thị trường tiếp tục mạnh lên và sự phát triển chất lượng cao đạt tiến triển mới.
Theo nhà nghiên cứu Gary Hufbauer tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson của Mỹ, mức tăng trưởng 5,3% của kinh tế Trung Quốc trong quý 1 năm 2024 là cao hơn nhiều so với mức mà kinh tế Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản sẽ đạt được trong năm 2024.
Với các biện pháp kích thích tài khóa và tiền tệ mạnh hơn, mức tăng trưởng có thể cao hơn.
Là một trong những điểm nhấn trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong quý 1 năm 2024, tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp có doanh thu hàng năm từ 20 triệu nhân dân tệ trở lên tăng 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá trị gia tăng của sản xuất công nghệ cao tăng 7,5%, vượt 2,6 điểm phần trăm so với mức tăng trong quý 4 năm 2023.
Theo nhà kinh tế Wan Zhe, Giáo sư tại Trường Vành đai và Con đường, thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, điều đó cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ phát triển của các lực lượng sản xuất chất lượng mới nhằm xây dựng các động lực tăng trưởng mới.
Giáo sư Cong Yi tại Đại học Tài chính và Kinh tế Thiên Tân cho rằng Trung Quốc có năng lực sản xuất tốt và nhiều ngành hàng cao của nước này đã giành được lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu nhờ điều này và nguồn nhân lực dồi dào cũng như đầu tư lớn cho đổi mới.
Bên cạnh tăng trưởng công nghiệp vững, đầu tư của Trung Quốc vào các tài sản cố định đạt 10.000 tỷ nhân dân tệ trong quý 1 năm 2024, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,5 điểm phần trăm so với mức tăng của năm 2023. Tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng đạt 12.030 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,7%.
Nhờ việc phát hành thêm số trái phiếu chính phủ trị giá 1.000 tỷ nhân dân tệ kể từ cuối năm ngoái, các chính quyền địa phương đã tăng cường các nỗ lực tăng thúc đẩy đầu tư cho cơ sở hạ tầng, điều đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế quý 1. Trong khi đó, xuất khẩu cũng phục hồi nhờ nhu cầu gia tăng.
Động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu
Dù kinh tế Trung Quốc ngày càng đón nhận thêm những yếu tố tích cực, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm của nước này xuống tiêu cực, do nợ của các chính quyền địa phương và tăng trưởng kinh tế chậm.
Tuy nhiên, Giáo sư Cong nhấn mạnh các rủi ro về nợ và tài chính của Trung Quốc là có thể kiểm soát. Một mặt là do quy mô kinh tế của Trung Quốc lớn và mặt khác Chính phủ Trung Quốc và các chính quyền địa phương có lượng lớn các tài sản và các nguồn lực thuộc sở hữu công, khác với các chính phủ ở phương Tây hoạt động chủ yếu bằng nguồn thu thuế.
Theo Giáo sư Cong, tiềm năng tăng trưởng to lớn của Trung Quốc sẽ được giải phóng cùng với các điều chỉnh về cơ cấu kinh tế và sự phát triển chất lượng cao của nước này sẽ tạo động lực mạnh cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại nhiều cơ hội phát triển cho tất cả các nước.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% trong năm 2024, một mục tiêu mà các chuyên gia tin rằng sẽ đạt được với các nền tảng kinh tế vững và các biện pháp chính sách mà Trung Quốc thực hiện.
Phó Giám đốc quản lý kiêm Giám đốc Tài chính của Kärcher China, Rainer Kern, nói công ty này khá lạc quan về tiềm năng tại thị trường Trung Quốc. Nước này được cho là có một thị trường lớn với nhiều sản phẩm và công nghệ mới.
Nhờ động lực phục hồi mạnh của kinh tế Trung Quốc, một số tổ chức tài chính quốc tế như Goldman Sachs Group Inc và Morgan Stanley gần đây cũng nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2024 lên các mức tương ứng 5% và 4,8%.
Những thách thức ngắn hạn
Nhà kinh tế Tian Yun ở Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc cần thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ trong thời gian tới để củng cố động lực phục hồi, do cơ sở so sánh cao của quý 2 năm ngoái.
Theo ông Tian, một số số liệu kinh tế vĩ mô trong tháng 3/2024 thấp hơn hai tháng đầu năm, thực tế cho thấy đà phục hồi của một số lĩnh vực vẫn yếu.
Ông kêu gọi việc phát hành và sử dụng trái phiếu chính phủ đặc biệt có kỳ hạn dài trong quý 2 để tăng cường sự hỗ trợ tài chính.
Ông Tian cũng khuyến nghị sự hỗ trợ về chính sách cho hoạt động xuất khẩu. Lĩnh vực này tiếp tục phục hồi sẽ giảm sức ép lên nền kinh tế trong nửa cuối năm.
Thêm vào đó, bà Wan cho rằng các nhà chức trách Trung Quốc cần ban hành các chính sách cụ thể cho kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy việc đổi mới thiết bị, đổi sản phẩm cũ lấy sản phẩm mới trên quy mô lớn nhằm kích cầu trong nước. Theo bà, lãi suất cho vay cần giảm hơn nữa để giảm chi phí tài chính.
Tuy nhiên, ông Sheng hoàn toàn tin tưởng vào xu hướng tăng trưởng tăng bền vững và sự phát triển chất lượng cao của kinh tế Trung Quốc.
Theo ông, khi Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong quá trình chuyển đổi và nâng cấp, một số doanh nghiệp phải chấp nhận những tác động không mong muốn.
Do sự điều chỉnh của các ngành công nghiệp truyền thống và việc xây dựng động lực tăng trưởng mới, những biến động đối với tăng trưởng kinh tế là điều tất yếu. Dù vậy, chất lượng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc tiếp tục được cải thiện, là yếu tố căn bản hỗ trợ đà phục hồi kinh tế của nước này.
Quan chức này cho rằng sự tiến bộ của một nền kinh tế không chỉ nằm ở tăng trưởng GDP mà còn là ở sự cải thiện chất lượng. Một cái nhìn toàn diện sẽ góp phần thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc.