【bảng xếp hạng nữ thế giới】Mục tiêu của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân năm 2016
NSS lần đầu tiên được tổ chức tại Washington D.C vào năm 2010,ụctiêucủaHộinghịThượngđỉnhAnninhHạtnhânnăbảng xếp hạng nữ thế giới theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Quá trình tổ chức các NSS đến nay đã hoàn toàn chấm dứt sử dụng urani được làm giàu ở cấp độ cao (HEU) ở 12 quốc gia, đóng cửa hoặc chuyển sang sử dụng urani được làm giàu ở cấp độ thấp (LEU) tại 24 lò phản ứng và các cơ sở sản xuất chất đồng vị mà trước đó đã sử dụng HEU, nâng cấp an ninh tại 32 tòa nhà lưu giữ nguyên liệu có thể phân hạch.
NSS năm nay rất quan trọng do thảo luận về 5 kế hoạch hành động của các tổ chức và sáng kiến quốc tế liên quan đến lĩnh vực an ninh hạt nhân như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL), Sáng kiến Toàn cầu Chống khủng bố Hạt nhân (GICNT), Hợp tác Toàn cầu về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (Global Parnership). Mỗi kế hoạch hành động sẽ vạch ra mục tiêu để các quốc gia tham gia thể chế và sáng kiến quốc tế đó theo đuổi.
IAEA đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ các nguyên liệu hạt nhân thông qua xây dựng "định hướng phát triển và thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh hạt nhân". Một phần quan trọng trong sự hướng dẫn này là Điều khoản bổ sung trong Công ước về Bảo vệ thực thể nguyên liệu hạt nhân (CPPNM), theo đó buộc các quốc gia phải bảo vệ cơ sở hạt nhân và các nguyên liệu trong quá trình sử dụng, lưu trữ và vận chuyển (đến nay chỉ còn 9 nước chưa phê chuẩn Điều khoản này). Kế hoạch hành động của IAEA sẽ khuyến khích các quốc gia ký tên vào Thông cáo chung năm 2014 về việc "Đẩy mạnh thực hiện an ninh hạt nhân". Hội nghị quốc tế của IAEA về an ninh hạt nhân diễn ra vào tháng 12 tới và cơ chế đánh giá CPPNM sẽ là diễn đàn thúc đẩy đối thoại giữa các quốc gia về an ninh hạt nhân toàn cầu sau năm 2016.
LHQ đóng vai trò củng cố khuôn khổ quốc tế về an ninh hạt nhân thông qua hình thành Hiệp ước quốc tế về ngăn chặn các hoạt động khủng bố bằng vũ khí hạt nhân (ICSANT). Ngoài ra, Nghị quyết 1540 của Hội đồng Bảo an buộc các thành viên LHQ thực thi các biện pháp phù hợp chống phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học, đồng thời thành lập Ủy ban 1540 để hỗ trợ các quốc gia thực hiện Nghị quyết này. Kế hoạch hành động có thể tăng cường những nỗ lực của Ủy ban 1540 bởi nhiều quốc gia cần sự hỗ trợ trong việc thực thi Nghị quyết này.
INTERPOL tham gia bảo vệ các nguyên liệu hạt nhân thông qua chia sẻ thông tin, điều tra và triển khai hoạt động chống buôn bán vũ khí hạt nhân và hỗ trợ các quốc gia chuẩn bị đối phó với các sự việc có liên quan đến các loại vật chất nguy hiểm. Kế hoạch hành động có thể tập trung vào củng cố và mở rộng các hoạt động đã có từ trước như tập huấn, thực hành ngăn chặn, phản ứng trước các vụ tai nạn hạt nhân, phóng xạ và thực hiện Sáng kiến chống buôn lậu hạt nhân (cơ chế chia sẻ thông tin theo dõi các cá nhân có liên quan tới việc mua bán nguyên liệu hạt nhân hoặc vật liệu phóng xạ). Thêm vào đó, việc INTERPOL tổ chức Hội nghị về buôn lậu hạt nhân toàn cầu hồi tháng 1-2016 có thể trở thành một diễn đàn định kỳ trao đổi về chống buôn bán hạt nhân.
Trong khi đó, 86 quốc gia là thành viên của GICNT đã trực tiếp tham gia các hoạt động đa phương nhằm ngăn chặn, nhận diện, phản ứng với khủng bố bằng vũ khí hạt nhân. Kế hoạch hành động của GINCT có thể thúc đẩy các hoạt động trao đổi thông tin, chuyên gia và hướng dẫn dò tìm; hỗ trợ các quốc gia phát triển năng lực nghiên cứu hạt nhân; cung cấp kỹ thuật và kỹ năng giải quyết khủng hoảng hạt nhân. NSS năm 2016 xác định GICNT là cơ chế hiệu quả để phổ biến rộng rãi các thông điệp quan trọng của các tổ chức an ninh hạt nhân khác do GICNT có số lượng các quốc gia thành viên đông đảo.
Với 5 kế hoạch hành động nêu trên, NSS năm nay kỳ vọng thúc đẩy một cấu trúc an ninh hạt nhân toàn cầu được sự ủng hộ của chính giới ở mức cao để duy trì các hoạt động quan trọng tiếp theo.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
- ·Căng thẳng Biển Đông: Mỹ đòi đối thoại, Trung Quốc né tránh
- ·20 khinh khí thế giới cầu lần đầu tham dự lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
- ·Thái Lan tiếp tục mở cửa du lịch bất chấp đại dịch căng thẳng
- ·Đề xuất giảm thời gian đào tạo lái xe
- ·Quan chức Mỹ: Washington sẽ điều thêm tàu chiến đến Biển Đông
- ·Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên chuẩn bị chiến tranh
- ·Du lịch Mộc Châu dịp Tết Nguyên Đán 2022: Ăn gì, chơi đâu, mua quà nào?
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Loạt quán cà phê nằm 'trần trụi' giữa cánh đồng, hút ngàn khách tại Hội An
- ·Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- ·Mỹ chỉ trích các dự án bồi đắp của Trung Quốc tại Biển Đông
- ·Mỹ, Hàn kêu gọi Trung Quốc tích cực trong vấn đề Triều Tiên
- ·Ma túy trị giá 10 triệu USD trong đồ chơi trẻ em
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Cúc họa mi SaPa nở trắng sườn đồi, du khách nữ 'xếp hàng' chờ 'check
- ·Giả khách du lịch, mang theo 11 kg ma túy đá
- ·Alexis Tsipras và "thông điệp quan trọng" của Hy Lạp
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·IS ráo riết tuyển mộ chuyên gia Uzbekistan cho chiến trường Syria