【bảng xếp hạng giải vô địch na uy】Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:53:37
Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững
Toàn cảnh hội thảo

Tăng trưởng thiếu bền vững

Phát biểu tại hội thảo,ìmgiảiphápchotăngtrưởngcaovàbềnvữbảng xếp hạng giải vô địch na uy ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban, Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) - cho rằng, tăng trưởng GDP quý I/2017 đạt 7,38%, đây là mức tăng trưởng cao, vượt ra ngoài “kỳ vọng” của các dự báo trước đó.

Ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, mức tăng trưởng 3 tháng đầu năm có được chủ yếu nhờ cán cân thương mại thặng dự 1,3 tỷ USD. Nguyên nhân có thể là do nhập khẩu đầu vào từ năm trước chưa sử dụng hết nên doanh nghiệp nhập khẩu ít hơn. Một trong số mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh trong quý I, điển hình là ô tô nguyên chiếc. Cụ thể, quý I/2017, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đạt 489 triệu USD, trong khi từ ngày 1/1- 15/3 kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc chỉ đạt 89 triệu USD.

Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững

GS, TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phát biểu tại hội thảo

Bên cạnh cán cân thương mại, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô ổn định trong những tháng đầu năm 2018 cũng tạo thuận lợi cho Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong quý I.

Mặc dù đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, song theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chất lượng tăng trưởng của Việt Nam chưa được cải thiện nhiều. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, và chịu ảnh hưởng lớn từ khu vực này. Bên cạnh đó, tăng trưởng thiếu sự bền vững, chịu tác động của những biến động kinh tế thế giới.

Đặc biệt, tăng trưởng thiếu sự bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn biến mạnh mẽ, trong khi Việt Nam vẫn thiếu nguồn lao động có chất lượng cao.

Đồng bộ các giải pháp

Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong những tháng cuối năm và những năm tiếp theo, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, Chính phủ cần ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, làm sao để tỷ giá của Việt Nam không quá phụ thuộc vào sự tăng giảm của đồng USD trên thị trường thế giới. Cùng với đó, tính toán, cân nhắc kỹ vấn đề tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2018, trách tác động lên lạm phát. Vì nhiều năm qua, mức tăng lương tối thiểu vùng đã vượt qua cả lạm phát.

GS- TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - cho rằng, tăng trưởng quý I/2018 đạt mức khá cao, nhưng điều đó không có nghĩa là tăng trưởng các quý sau phải thấp và tăng trưởng cả năm ở mức 6,7%.

Theo GS Nguyễn Mại, một trong những giải pháp đạt được mức tăng trưởng cao, bền vững là Việt Nam cần có chính sách thay đổi căn bản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thay vì thu hút theo kiểu nhà đầu tư mang dự án, công nghệ đến và chúng ta xem xét, chấp nhận, thì tới đây thu hút FDI theo mục tiêu rõ ràng, cụ thể. Tập trung vào những đối tác, những tập đoàn lớn, nhằm tạo sức lan tỏa của FDI đến nền kinh tế trong nước.

Tìm giải pháp cho tăng trưởng cao và bền vững

TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM phát biểu tại hội thảo

Đồng tình với quan điểm trên, TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM - cho rằng, thay vì thụ động ngồi chờ nhà đầu tư mang dự án đến đầu tư. Thời gian tới, Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong tìm kiếm nguồn vốn FDI có chất lượng, có tác động lớn đến nền kinh tế. Cùng với thay đổi chiến lược thu hút FDI, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, Chính phủ cần có những giải pháp nhằm hỗ trợ khu vực kinh tế trong nước phát triển, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Để tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân hoạt động. Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật, nhằm tăng năng suất, chất lượng lao động.

Bên cạnh những giải pháp trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để đạt được mức tăng trưởng cao, bền vững, Việt Nam cần chủ động tân dụng cơ hội từ hội nhập kinh tế, quốc tế. Cụ thể là tận dụng những lợi ích có được từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), vì đây được đánh giá là hai hiệp định thương mại đem lại những tác động tích cực cho nền kinh tế, tác động đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Song chúng ta vẫn chưa có những bước sẵn sàng để tận dụng cơ hội từ những hiệp định này mang lại.

顶: 44352踩: 47