Đây là đánh giá được đưa ra tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm của Bộ Công thương,ứctranhquotxuấtkhẩuthángTăngtrưởngnhưngvẫntiềmẩnnhiềubấtcậprủkết quả bóng đá bangladesh diễn ra ngày 9/7.
Nửa đầu năm, xuất khẩu tăng 16%
Bộ Công thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 48% kế hoạch năm.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 33,1 tỷ USD, tăng 19,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 80,9 tỷ USD, tăng 14,5% (so với cùng kỳ).
Theo thống kê của Bộ Công thương, có 20 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, điển hình như điện thoại các loại và linh kiện (22,5 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (13,45 tỷ USD), hàng dệt, may (13,42 tỷ USD), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (7,8 tỷ USD), giày dép các loại (7,79 tỷ USD).
Cũng theo bảng thống kê, nhóm hàng nông sản, thủy sản có kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 13,45 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, với mặt hàng có mức tăng trưởng tốt như rau quả ước tăng 20,9%, đạt kim ngạch 2,01 tỷ USD; thủy sản ước tăng 11%, đạt kim ngạch 3,96 tỷ USD...
Điểm đáng mừng là xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản được hưởng lợi từ việc giá xuất khẩu tăng do sự phục hồi của giá dầu thô thế giới. Do đó, yếu tố tăng giá góp phần tăng 466 triệu USD cho nhóm xuất khẩu này.
Bên cạnh đó, bức tranh xuất khẩu tươi sáng hơn nhờ cơ cấu xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu của Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, xuất khẩu các sản phẩm thô và các ngành khoáng sản đang giảm dần với tỷ trọng chiếm 1,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (năm 2017 chiếm 2,5%). Đồng thời, tỷ trọng xuất khẩu đối với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng như các sản phẩm ngành nông sản, thủy sản đang được cải thiện với tỷ trọng hai nhóm hàng này đạt lần lượt là 81,9% và 11,8%.
Ngoài ra, theo đánh giá của Bộ Công thương, doanh nghiệp nước ta đã tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan trong các FTA đã ký kết để mở rộng các thị trường xuất khẩu mới. Trong 6 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 9,2%, EU tăng 12,3%, Trung Quốc tăng 28%, Hàn Quốc tăng 31,8%, ASEAN tăng 17,4%...
Mặt khác, khu vực có vốn đầu tư trong nước đã cải thiện tốc độ tăng trưởng so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài khi đạt mức tăng trưởng gần 20% (khoảng 33,07 tỷ USD). Trong khi đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) chỉ đạt mức tăng xuất khẩu 14,5%.
Vẫn còn nhiều mảng tối
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, bức tranh xuất khẩu 6 tháng vẫn còn nhiều mảng tối. Trong đó, đối với một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực là nông sản đã mất đi một yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu, đó là sự giảm sút đáng kể của giá cả.
Theo đó, giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đã giảm mạnh làm giảm kim ngạch xuất khẩu. Tính chung cả nhóm nông sản, thủy sản giá xuất khẩu giảm đã làm kim ngạch giảm 431 triệu USD, trong khi lượng xuất khẩu tăng góp phần kim ngạch tăng 860 triệu USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước đạt 111,22 tỷ USD, tăng 10%. Đáng lưu ý là nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu tăng 9,1% so với cùng kỳ, với kim ngạch nhập khẩu ước đạt 7,02 tỷ USD, chiếm 6,3% tỷ trọng nhập khẩu. Trong đó có một số mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh như rau quả ước nhập khẩu 757 triệu USD, tăng 18,9%; phế liệu sắt thép ước nhập khẩu 890 triệu USD, tăng 52,7%.
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế nhận định, hoạt động xuất khẩu nước ta vẫn chưa khắc phục được những điểm yếu cố hữu tồn tại lâu nay như chất lượng chưa cao, hàm lượng công nghệ thấp, giá trị gia tăng còn hạn chế… nên vẫn chưa có nền tảng bền vững để tăng trưởng và giữ vững đà tăng trưởng.
Thêm vào đó, tình hình xuất khẩu 6 tháng cuối năm được dự báo tiếp tục gặp khó khăn thách thức, nhất là ảnh hưởng tiêu cực từ việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ, quy định tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe.
Trong đó, một số thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, EU đều đang thắt chặt kiểm soát, gần đây nhất là cảnh báo thẻ vàng của EU đối với thủy sản hay mức thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ áp dụng đối với cá tra; chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ…
Mặc dù vậy, theo dự báo của Bộ Công thương, xuất khẩu 6 tháng cuối năm vẫn có những yếu tố thuận lợi để tăng trưởng như sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp dự báo tăng tích cực, xuất khẩu nông, thủy sản thường tăng vào giữa năm và đạt mức cao nhất vào thời điểm cuối năm. Các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ đều bước vào mùa vụ xuất khẩu ở những tháng cuối năm…/.
Tố Uyên
顶: 3踩: 863
【kết quả bóng đá bangladesh】"Bức tranh" xuất khẩu 6 tháng: Tăng trưởng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều bất cập, rủi ro
人参与 | 时间:2025-01-13 02:48:54
相关文章
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Học sinh Phú Thọ, TP.HCM trải nghiệm thực tế với robot giáo dục và ngôn ngữ lập trình
- 'Cha đẻ iPod' chia sẻ về bài học từ Steve Jobs
- Bamboo Airways khởi công Viện đào tạo Hàng không vào tháng 7/2019
- Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- Doanh nghiệp là động lực chủ yếu thúc đẩy thương mại, đầu tư
- Twitter sẵn sàng ‘bán mình’ cho Elon Musk với giá 43 tỷ USD
- Google cấm người dùng Nga tải, cập nhật ứng dụng trả phí
- Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- Công nghệ VR giúp các cặp tình nhân ‘hôn môi xa’
评论专区