Diễn biến mới dự án 25.000 tỷ của Sài Gòn Đại Ninh: UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chứng minh vốn
Siêu dự án 25.000 tỷ của Sài Gòn Đại Ninh tại Lâm Đồng từng bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì hàng loạt sai phạm nay tiếp tục rơi vào tầm ngắm vì sự chưa rõ ràng về nguồn vốn và tốc độ triển khai dự án.
Lâm Đồng yêu cầu giải trình về nguồn vốn dự án
Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản gửi CTCP Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh(Sài Gòn - Đại Ninh) về việc gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng để thực hiện dự án Khu đô thị thương mại,ễnbiếnmớidựántỷcủaSàiGònĐạiNinhUBNDtỉnhLâmĐồngyêucầuchứngminhvốkết quả famalicao du lịch, nghỉ dưỡng, sinh thái Đại Ninh (hay còn gọi là Khu đô thị Nam Đà Lạt).
Xem thêm:
"Siêu" dự án Khu đô thị Đại Ninh 25.000 tỷ đồng: Vì sao Thanh tra Chính phủ đề nghị thu hồi?
Theo Sở này, để tiếp tục triển khai dự án, Sài Gòn Đại Ninh cần báo cáo tình hình thực hiện dự án theo Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp; báo cáo cụ thể những hạng mục đã đầu tư, những hạng mục chưa đầu tư.
Trong đó, Sài Gòn Đại Ninh cần làm rõ kể từ khi được UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép gia hạn tiến độ thực hiện dự đến nay đã thực hiện được những hạng mục, công trình gì; nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án, những khó khăn vướng mắc; kiến nghị (nếu có).
Đồng thời, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu Sài Gòn Đại Ninh có văn bản xác nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tài chính (đến thời điểm đề nghị gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng) của cơ quan có thẩm quyền; cam kết cụ thể về thời gian, lộ trình, các biện pháp thực hiện để hoàn thành dự án và cam kết nếu hết thời gian gia hạn mà vẫn không đưa đất vào sử dụng thì dự án bị chấm dứt hoạt động (hoặc thu hồi) vô điều kiện.
Song song đó, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu chủ đầu tư dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt có văn bản chứng minh nguồn vốn đảm bảo tiếp tục thực hiện dự án.
Sài Gòn Đại Ninh và loạt lùm xùm sai phạm quanh siêu dự án
Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Sài Gòn Đại Ninh vào cuối năm 2010.
Dự án rộng khoảng 3.595 ha, trong đó 1.306 ha đất quy hoạch lâm nghiệp thuộc các xã Phú Hội, Tà Hine, Ninh Loan và Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 25.243 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai rầm rộ, dự này đã vi phạm hàng loạt các sai phạm gồm: dự án chậm tiến độ, hàng loạt các hạng mục chính vẫn chưa được xây dựng như khu dân cư trú đông, khu biệt thự mùa hè, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu đô thị trung tâm, khu công viên cây xanh, thể dục thể thao, vườn hoa, khu cổng mặt trời... Hiện, chủ đầu tư mới chỉ xây một số nhà làm việc và nghỉ dưỡng cho chuyên gia, một hội trường, 6 trạm dừng chân, khoảng 20 km đường nội bộ...
Đáng chú ý, vào tháng 7/2020, Thanh tra Chính phủ đã công khai Kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trong đó, Thanh tra Chính phủ cho biết, chủ đầu tư dự án khu đô thị Đại Ninh đã không tuân thủ nghĩa vụ tài chính, kể từ khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Tính đến tháng 10/2018, số tiền phạt chậm nộp thuế đã lên tới trên 104 tỷ đồng. Công ty này còn nợ số tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng trên 6,66 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ cũng đã kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động, thu hồi đất. Tuy nhiên, sau 1 năm ban hành kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã rút lại yêu cầu này và đồng ý cho giãn tiến độ dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính.
“Trường hợp vi phạm tiến độ hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính, thì kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án, thu hồi đất theo quy định”, Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Thực tế, chỉ có 2 con đường lựa chọn cho Sài Gòn Đại Ninh đó là hoàn thiện nhanh chóng các sai phạm đang vướng mắc hoặc sẽ bị thu hồi theo quy định. Câu trả lời mà dư luận đặt ra là đến bao giờ dự án của Sài Gòn Đại Ninh mới hoàn thành nghĩa vụ và về đích đúng tiến độ?
Dấu hỏi về nhân tố giúp hồi sinh dự án?
Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh được thành lập vào đầu năm 2010, trụ sở hiện đặt tại phường 10, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Ở thời điểm ban đầu, công ty này có số vốn điều lệ ở mức 600 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà ở Phương Nam (Phương Nam Group - 85%), và 7 cá nhân khác nắm giữ 15% cổ phần còn lại là Hoàng Văn Thọ (2%), Đào Thúy Hằng (5%), Phan Văn Đức (5%), Nguyễn Văn Lam (0,5%), Trần Tấn Công (1%), Trần Hồng Thắng (0,5%) và Nguyễn Đình Tùng (1%). Đến tháng 8/2016, bà Phan Thị Hoa thay Công ty Phương Nam nắm giữ 85% cổ phần Sài Gòn Đại Ninh Corp.
Tới ngày 10/10/2017, Sài Gòn Đại Ninh nâng mức vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng, phần vốn chi phối 88,5% lúc này được chuyển sang bà Phan Thị Hoa.
Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh Nhà ở Phương Nam có lịch sử khá lâu đời với tiền thân là một tổ hợp xuất khẩu thảm cói, thảm đay xuất khẩu sang Liên Xô.
Giai đoạn 1997 - 2005, Phương Nam đã đầu tư quy hoạch xây dựng khu nhà ở Phường Tân Phú, Quận 7, TP. HCM với quy mô 26.444 m2. Đến năm 2006 liên doanh với Công ty Vàng bạc Đá quý TP HCM (SJC) để kinh doanh vàng 9999 và trang sức vàng nữ trang ITALIA.
Năm 2009, Phương Nam đã tiến hành kế hoạch đầu tư siêu dự án hơn 25.000 tỷ đồng tại tỉnh Lâm Đồng và thành lập nên Sài Gòn Đại Ninh.
Trước thời điểm Thanh tra Chính phủ rút lại yêu cầu thu hồi dự án khu đô thị Nam Đà Lạt như đã đề cập phía trên thì Sài Gòn Đại Ninh cũng được đổi chủ.
Xuyên suốt cả thập kỷ, chủ tịch HĐQT và cũng là cổ đông lớn nhất nắm giữ 88,5% vốn, tương ứng 1.770 tỷ đồng tại Sài Gòn Đại Ninh là bà Phan Thị Hoa. Mặc dù không phải cổ đông sáng lập doanh nghiệp, tuy nhiên nữ doanh nhân lại đang nắm trong tay 92% cổ phần của Công ty TNHH Xây dựng kinh doanh nhà ở Phương Nam, một trong những cổ đông sáng lập của Sài Gòn Đại Ninh.
Đến tháng 1/2021, vai trò này đã được chuyển giao cho ông Nguyễn Cao Trí (1970). Sự hiện diện của ông Trí đặt ra câu hỏi rằng liệu đây có phải là nhân tố mới làm hồi sinh dự án Khu đô thị Nam Đà Lạt hay không? Viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Cao Trí ngoài là thành viên HĐQT Saigonbank còn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của CTCP Tập đoàn Capella – doanh nghiệp thành lập năm 2015.
Theo giới thiệu của Tập đoàn này, Capella Holdings với chức năng kinh doanh chính là phát triển hệ thống ẩm thực và giải trí (F&B Hospitality), hiện Công ty đang sở hữu các thương hiệu nổi tiếng gồm: Chill Sky Bar, Air 360 Sky Bar; Trung tâm Hội nghị Tiệc cưới Riverside Palace, Claris Palace, Capella Park View, Capella Gallery Hall; hệ thống nhà hàng San Fo Lou (Hoa), Sorae (Nhật), Dì Mai (Việt)…
Ngoài ra, ông Trí còn là người đại diện pháp luật tại Công ty TNHH US Talent International - UTI, CTCP Thương mại Dịch vụ Ô tô Bến Thành, CTCP Salla,...
Mới đây nhất vào đầu tháng 7, ông Nguyễn Cao Trí đã chi hơn 11 tỷ đồng để mua gần 580.000 cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), tương đương 0,19% vốn.