【bảng xep hang laliga】Xung đột Nga
Xuất hiện những rủi ro thương mại
Theđộbảng xep hang laligao Bộ Công thương, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) giữa Việt Nam và Nga trong năm 2021 đạt 5,5 tỷ USD tăng 13,8% so với năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nga sang Việt Nam đạt 2,3 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 3,2 tỷ USD. Đối với Ukraine, thương mại hai chiều Việt Nam - Ukraine mới đạt trên 720 triệu USD. Tức cả hai thị trường này chỉ chiếm khoảng trên 1,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2021.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu nhìn vào hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nga và Ukraine thì thấy rằng, xung đột giữa 2 quốc gia ít ảnh hưởng đến trị giá XNK của Việt Nam. Tuy nhiên, là quốc gia có độ mở kinh tế lớn, Việt Nam có thể hứng chịu những tác động sâu rộng trong dài hạn do xung đột Nga - Ukraine. Đồng quan điểm nêu trên, ông Tạ Hoàng Linh cũng cho rằng, Việt Nam hội nhập rất sâu vào kinh tế toàn cầu, vì vậy sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ biến động của thị trường quốc tế và ảnh hưởng ban đầu đó là về thương mại hàng hóa, cung cầu, giá cả, vận chuyển, lưu thông hàng hóa…
Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công thương cho biết, về lâu dài các lệnh trừng phạt của một số nước nhằm vào Nga sẽ làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa và công cụ thanh toán. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất sang Nga là điện thoại, máy tính, điện tử gia dụng, dệt may, giày dép, đồ gỗ, da giày, thực phẩm... Theo thông tin hiện nay, các mặt hàng này không nằm trong diện trừng phạt và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể giao dịch với Nga.
“Do tác động của lệnh trừng phạt và kinh tế giảm sút nên đồng nội tệ Nga cũng mất giá rất nhanh, sức mua giảm và việc Nga bị trừng phạt nặng nền làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngại ngần, hạn chế giao dịch với thị trường Nga trong thời gian tới. Dự báo xuất khẩu thời gian tới của Việt Nam sang Nga sẽ có những sự giảm sút nhất định” - ông Linh cho hay.
Ngoài ra, tình hình xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung, vì vậy giá cả nhiều mặt hàng thời gian tới sẽ tăng trên phạm vi toàn cầu. Đối với Việt Nam, lạm phát sẽ là yếu tố chính, quan trọng ảnh hưởng trực tiếp khi nói tới nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới.
Có giải pháp đảm bảo ổn định hoạt động xuất nhập khẩu
Trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp để tìm giải pháp chủ động ứng phó. Hiện nay có những doanh nghiệp đã giao hàng cho đối tác ở Nga, nhưng chưa nhận được tiền và đang băn khoăn về việc sẽ thu tiền hàng như thế nào khi Nga bị loại khỏi hệ thống Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).
Việc tìm những cách thức thanh toán khác để thay thế và không làm gián đoạn hoạt động giao thương cần được tính đến. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc các nước áp đặt lệnh trừng phạt với Nga có thể đặt ra thách thức với những doanh nghiệp Việt Nam có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ Nga và xuất khẩu thành phẩm sang các thị trường khác. Những tác động này sẽ diễn ra trong cả ngắn hạn và dài hạn đối với thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công thương đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung cao độ việc đánh giá tình hình, tăng cường cảnh báo sớm và hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với biện pháp phòng vệ thương mại có thể xảy ra trong tình hình hiện nay.
Ông Tạ Hoàng Linh cho biết thêm, trước mắt, Bộ Công thương đã có khuyến cáo tới các hiệp hội và doanh nghiệp lưu ý về khả năng hàng hóa bị chậm trễ trong việc giao nhận do phải chờ thông quan nhiều ngày, dẫn đến rủi ro trong khâu thanh toán. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi giao kết hợp đồng.
Với các doanh nghiệp đang làm ăn tại Nga và Ukraine, nếu gặp khó khăn thì cần chủ động liên hệ với các cơ quan chức năng như Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại hai nước để tìm hướng tháo gỡ.
Đặc biệt là Bộ Công thương sẽ chủ động cùng với Bộ Tài chính nắm bắt tình hình thị trường xăng dầu thế giới để có biện pháp điều hành đảm bảo nguồn cung đối với mặt hàng thiết yếu này. Trên thực tế xung đột giữa Nga và Ukraine đang khiến giá dầu tăng “dựng đứng”. Ngày 2/3, dầu Brent đã vượt mức 110 USD/thùng - lần đầu tiên kể từ năm 2014. Giá dầu, khí đốt tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới bởi đây là nguyên liệu đầu vào quan trọng đối với hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
“Việc chủ động nắm bắt tình hình, dự báo những diễn biến có thể xảy ra từ sớm sẽ giúp Việt Nam có những cách thức ứng phó phù hợp, vừa ổn định tình hình sản xuất kinh doanh trong nước, vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đặt ra” - ông Linh nói.
Nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng dầu để bình ổn nguồn cungĐể đảm bảo nguồn cung xăng dầu, Bộ Công thương đã giao cho 10 doanh nghiệp đầu mối có thị phần lớn tập trung nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng dầu tăng thêm trong quý II/2022 để bù đắp nguồn cung trong nước và ứng phó với biến động của xung đột Nga - Ukraine, bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi kinh tế đất nước. Cũng theo Bộ Công thương, với mức 3,7 - 3,8 triệu tấn hiện có trong nước, từ nguồn xăng dầu dự trữ, từ nguồn cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, đặc biệt là từ nguồn nhập khẩu tăng gấp 3 lần bình thường trong thời gian từ đầu tháng 2 đến nay có đủ lượng xăng dầu cung ra thị trường trong nước đến hết tháng 3. |
下一篇:Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
相关文章:
- Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- Cấm quảng cáo băng vệ sinh trong giờ... ăn cơm
- Khoai tây Trung Quốc độc được "ngụy trang" như nào?
- Sum vầy đón giao thừa
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- Tiền để tăng lương cho công chức bị chuyển khoản cho bất động sản
- Luật Đất đai 2013: Khắc phục tình trạng thu hồi đất tràn lan
- Ngày 8/3 của những “bóng hồng” điều khiển giao thông
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Chiếm vỉa hè bán bảo hiểm, BIC khen là "sáng tạo"
相关推荐:
- Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- Mỹ cảnh báo kẹo cao su chứa chất kích thích
- UBND TP Hà Nội yêu cầu quận Cầu Giấy làm rõ thông tin VietQ nêu
- Giữ nguyên tên nước
- Con gái bị hack tài khoản facebook, mẹ mất hơn 400 triệu
- Trường hợp nào được tạm hoãn gọi nhập ngũ?
- Tiền để tăng lương cho công chức bị "chuyển khoản" cho bất động sản
- Hai xe máy va chạm, 3 người nước ngoài thương vong
- Tỷ giá hôm nay (4/1): Đồng USD thế giới quay đầu giảm, “chợ đen” tăng nhẹ
- Khinh khí cầu nổ tại Ai Cập, 19 du khách thiệt mạng
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'