【bd truc tuyến】Nhu cầu máy tính bảng có thể tăng gấp đôi cuối năm nay

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:01:05 评论数:

Hôm 6/10,ầumáytínhbảngcóthểtănggấpđôicuốinăbd truc tuyến HMD Global chính thức tung ra thị trường toàn cầu mẫu máy tính bảng Nokia T20, chiếc tablet đầu tiên mang thương hiệu Nokia kể từ năm 2014 đến nay.

Lý giải cho việc tham gia thị trường máy tính bảng, đại diện HMD Global dẫn số liệu cho thấy, có sự gia tăng trở lại nhu cầu của người dùng đối với dòng sản phẩm này trong thời gian gần đây do các nhu cầu học tập, làm việc từ xa.

Theo số liệu do HMD Global dẫn lại từ IDC, thị trường máy tính bảng toàn cầu gia tăng từ năm 2010 đến 2014 rồi chững lại. Nhu cầu máy tính bảng giảm dần những năm sau đó, nhưng bắt đầu tăng trưởng kể từ năm 2020, đúng vào giai đoạn bùng phát dịch Covid-19.

{ keywords}
Nhu cầu máy tính bảng toàn cầu giảm từ năm 2014 và tăng trở lại từ năm 2020. Nguồn: IDC/HMD

Chiếc Nokia T20 nhắm thẳng vào nhóm khách hàng có nhu cầu học tập tại nhà, với cấu hình vừa đủ và mức giá khởi điểm 249,99USD ở thị trường Mỹ.

Trả lời ICTnews, ông Nguyễn Việt Hoàng - Tổng giám đốc HMD Global khu vực Đông Dương - nhận định thị trường tablet tại Việt Nam cũng có cùng xu hướng với thế giới. Trong thời gian giãn cách xã hội, học sinh phải học tại nhà, người dân phải làm việc từ xa đã khiến nhu cầu về các thiết bị như máy tính bảng gia tăng rất mạnh.

Do đó, HMD Global cũng sẽ tham gia thị trường Việt Nam bằng chiếc máy tính bảng đầu tiên của hãng.

Trước đó, theo ông Hoàng, chiếc Nokia C30 có màn hình 6,82 inch, pin 6.000mAh cũng bán chạy tại thị trường trong nước do có màn hình rộng, pin thời lượng cao, phù hợp cho học tập tại nhà.

Trên thực tế, sức mua máy tính bảng và máy tính xách tay đã tăng mạnh kể từ tháng 4 năm ngoái đến nay. Ông Phùng Ngọc Tuyên, Giám đốc ngành hàng viễn thông di động của Thế Giới Di Động, đánh giá từ nay đến cuối năm các mặt hàng này sẽ giữ đà tăng trưởng trong bối cảnh học sinh vẫn đang học online tại nhà.

“Nhu cầu cao nhưng do hạn chế nguồn cung toàn cầu nên các thiết bị này đang xảy ra tình trạng khan hiếm tại Việt Nam”, ông Tuyên nói với ICTnews. Mặc dù Thế Giới Di Động đã dự đoán trước tình trạng khan hiếm và thực hiện trữ hàng từ đầu năm 2021, nhưng nhiều sản phẩm vẫn không đủ cung.

{ keywords}
Nhu cầu máy tính bảng gia tăng do học tập và làm việc từ xa. (Ảnh: Hải Đăng)

Trong giai đoạn dịch bệnh, nhiều người dân thậm chí đã phải mua điện thoại giá rẻ cho con học online, phổ biến ở mức từ 6 triệu đồng trở xuống. Điều này khiến nhóm điện thoại phân khúc này đang không còn hàng. “Tuy nhiên sau giãn cách, những người đã mua máy sẽ nâng cấp máy tốt hơn cho con. Những người chưa mua sẽ bắt đầu trang bị cho con cái, vì cả nhà không thể dùng chung điện thoại hay máy tính bảng được”, ông Tuyên dự báo.

Chuỗi cửa hàng CellphoneS cho hay kể từ khi bùng phát dịch, nhu cầu máy tính bảng giá rẻ bùng phát rất mạnh. 

“Từ trước khi các địa phương mở cửa, toàn bộ các máy tính bảng Android dưới 5 triệu gần như cháy hàng toàn bộ. Phải cuối tháng 10 mới có lô hàng mới về”, đại diện CellphoneS thông tin.

Các máy tính bảng Samsung tại CellphoneS tăng 200% so với trước, do nhu cầu cao cộng với việc khan hiếm hàng. Những máy tính bảng dưới 10 triệu đang được mua nhiều như Tab A7 Lite, Tab A7, Tab S6 Lite. Ngay cả những sản phẩm cao cấp như Tab S7 FE, Tab S7, Tab S7 Plus cũng có doanh số tăng 150% nhưng ít hàng.

Tình trạng thiếu hàng ở mảng tablet và điện thoại, máy tính hiện nay do ảnh hưởng bởi Covid-19, khiến nhà máy trì trệ, lưu thông không thuận lợi, khan hiếm bộ vi xử lý. Việc Trung Quốc cắt điện để tiết kiệm năng lượng cũng khiến nhiều nhà máy không hoạt động hết công suất, dẫn đến nguồn cung hạn chế.

Trong bối cảnh học sinh có thể học online đến hết năm nay, ông Tuyên dự báo nhu cầu về tablet và máy tính bảng vẫn giữ mức cao cho đến đầu năm 2022. Phía CellphoneS cùng nhận định, với mức tăng dự báo 150-200%.

Hải Đăng

Chật vật mua laptop cho con học online

Chật vật mua laptop cho con học online

Giao hàng khó khăn, nguồn cung hạn chế, ngân sách hạn hẹp là các lực cản khiến nhiều phụ huynh gian nan mua laptop cho con em trong giai đoạn này.