【m.bongdaso】Lybia nóng dần cuộc chạy đua của các công ty dầu

  发布时间:2025-01-24 23:14:38   作者:玩站小弟   我要评论
Một mỏ dầu ở khu vực sa mạc Sahara của Libya. (Nguồn:en.wikipedia.org) Libya có dự trữ dầu mỏ lớn t m.bongdaso。

lybia nong dan cuoc chay dua cua cac cong ty dau

Một mỏ dầu ở khu vực sa mạc Sahara của Libya. (Nguồn:en.wikipedia.org)

Libya có dự trữ dầu mỏ lớn thứ hai châu Phi,óngdầncuộcchạyđuacủacáccôngtydầm.bongdaso với 46,5 tỷ thùng đã được kiểm chứng, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng. Do đó đầu tư để khai thác dầu mỏ tại Libya luôn được các công ty nước ngoài coi là "miếng mồi" béo bở, khiến họ không thể dửng dưng.

Điểm "nóng" dầu mỏ

Nhanh chóng khôi phục xuất khẩu dầu mỏ sẽ góp phần tài trợ cho hoạt động tái thiết và thúc đẩy nền kinh tế Libya, bởi nguồn "vàng đen" chiếm tới 95% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) Mustafa Abdul Jajil khẳng định đất nước Libya thời hậu Gaddafi sẽ có những quan hệ đặc biệt với các nước đã ủng hộ lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền cũ. Tuyên bố của ông Abdul Jajil khiến các đồng minh Phương Tây hy vọng sẽ được chính quyền mới ở Libya được ưu tiên trao cho các hợp đồng dầu mỏ "nóng hổi".

Trước khi bùng phát chiến tranh vào tháng 2-2011, Libya sản xuất khoảng 2% tổng sản lượng dầu mỏ toàn cầu, tương đương 1,6 triệu thùng/ngày, trong đó 1,3 triệu thùng được dành để xuất khẩu và là nước đứng thứ 12 thế giới về lĩnh vực này. Với trữ lượng 46,5 tỷ thùng dầu đã được kiểm chứng nói trên, tiềm năng dầu mỏ của Libya vẫn còn rất lớn và đảm bảo đủ khai thác với tốc độ như vậy trong vòng 8 thập niên nữa.

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh đã buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải rút khỏi Libya, khiến lượng dầu khai thác trong vài ba tháng qua sụt xuống 60.000 thùng/ngày.

Chuyên gia năng lượng Neil Atkinson từ Công ty tư vấn Datamonitor khẳng định trở ngại chính dường như nằm ở khâu hậu cần và hiện chưa rõ NTC có thể nhanh chóng khôi phục hoạt động của Bộ Dầu mỏ hay không.

Còn theo ông Cliff Kupchan thuộc Tập đoàn Eurasia, việc khôi phục sản lượng như thời trước chiến tranh sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc làm thế nào để lấy lại niềm tin của các công ty dầu mỏ. Chính phủ mới có thể khôi phục từng phần sản lượng dầu vào quý IV-2011, nhưng sẽ không quá 400.000 thùng/ngày. Còn theo Reuters, phải mất một năm nữa Libya mới có thể đưa sản lượng dầu mỏ về mức 1 triệu thùng/ngày, trước khi quay lại mức trước nội chiến trong 2 năm tới.

Kịch bản xấu nhất đối với NTC và các công ty dầu mỏ còn là chiến dịch bao vây kéo dài của các lực lượng chống đối chính quyền mới bởi các mỏ dầu của Libya nằm ở vùng sa mạc Sahara rộng lớn và hẻo lánh, khiến khó tránh được nguy cơ bị tấn công.

Các nhà phân tích khác chỉ rõ tới thời điểm này, tức là phải mất 8 năm, Iraq mới khôi phục được sản lượng như mức trước năm 2003, thời điểm Mỹ đưa quân vào Iraq.

Nhưng có một tin vui là Nhà máy lọc dầu lớn nhất Ras Lanuf có công suất 220.000 thùng dầu/ngày vẫn nguyên vẹn, bất chấp những cuộc giao tranh khốc liệt. Hiện nhà máy đang khẩn trương đưa hoạt động sản xuất dầu mỏ trở lại bình thường sau khi đã ngừng hoạt động từ tháng Hai.

Ưu ái Phương Tây

Trước chiến tranh, Libya xuất khẩu phần lớn dầu mỏ sang châu Âu và là nguồn cung dầu lý tưởng cho các nước Nam Âu nhờ có nguồn dầu ngọt nhẹ chất lượng cao. Chỉ một vài nước có thể cung cấp các loại dầu ngọt nhẹ tương tự dầu của Libya mà nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới rất cần. Do một số nhà máy lọc dầu châu Âu không được trang bị công nghệ xử lý dầu "chua," nên sẽ có sự cạnh tranh quyết liệt hơn các nguồn dầu mỏ chất lượng cao khi vắng bóng nguồn dầu từ Libya.

Ngay sau khi lực lượng nổi dậy thắng thế tràn vào thủ đô Tripoli, Ngoại trưởng Italy, Franco Frattini không giấu giếm tham vọng rằng Tập đoàn dầu khí đa quốc gia ENI Spa - từng là công ty dầu mỏ nước ngoài lớn nhất ở Libya trước khi xảy ra biến cố - "phải đóng vai trò số 1 trong tương lai" của quốc gia Bắc Phi này.

Trong những năm gần đây Italy phụ thuộc vào hơn 20% nguồn dầu nhập khẩu từ Libya. Trước tháng 4-2011, ENI sản xuất khoảng 280.000 thùng/ngày, tương đương 1/3 lượng dầu khai thác trên toàn châu Phi và 12,5% tổng sản lượng của tập đoàn, song từ đó đến nay không hút thêm được giọt nào.

Toàn bộ hoạt động sản xuất của ENI ở Libya hiện tạm ngừng, trừ mỏ Wafa cách Tripoli 500km vẫn hoạt động để cung cấp điện cho người dân địa phương. Với hợp đồng ký năm 2009 cho phép khai thác đến năm 2042, tài sản của ENI ở Libya trị giá khoảng 30 tỷ USD. Nhận thấy vẫn còn cơ hội, nên lãnh đạo ENI đã tăng cường tiếp cận với NTC và được bảo đảm rằng sẽ không một hợp đồng nào bị xem xét lại khi một chế độ mới ra đời.

Các tập đoàn năng lượng lớn khác của phương Tây như BP (Anh), Repsol (Tây Ban Nha) và Total (Pháp) đều đã có các thỏa thuận làm ăn với chính phủ của nhà lãnh đạo Kadhafi trước khi họ tìm cách lật đổ ông. BP đang tìm cách giành thêm thị phần trong các dự án khai thác dầu mỏ tại Libi, sau khi đã có thỏa thuận khí đốt trị giá 900 triệu USD với chính quyền Gaddafi cách đây 3 năm.

Pháp, Thụy Sỹ, Ireland và Áo, trước khi chiến sự bùng nổ, cũng phụ thuộc vào 15% nguồn dầu nhập từ Libya. Nguồn dầu nhập khẩu từ Libya quan trọng với Pháp tới mức Tổng thống Nicolas Sarkozy đã chính thức mời ông Mustafa Abdul Jajil đến Paris để tham vấn.

Các công ty dầu mỏ Mỹ như Hess, ConocoPhillips và Marathon đều có quan hệ với chính quyền Gaddafi, cho dù dầu mỏ của Libya chiếm chưa tới 1% tổng lượng dầu nhập khẩu của Mỹ. Marathon Oil đã tiến hành đàm phán sơ bộ với NTC về việc khôi phục sản xuất khi tình hình ổn định trở lại.

Trong khi đó lo ngại các công ty dầu khí của Nga và Trung Quốc "có thể bị thua thiệt, mất các hợp đồng làm ăn tại Libya do đã phản đối lệnh trừng phạt ông Gaddafi", đại diện Trung Quốc đã hối thúc ông Abdeljalil Mayouf, Giám đốc thông tin của Công ty dầu mỏ AGOCO do phe nổi dậy kiểm soát, tôn trọng các hợp đồng đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực dầu mỏ, vì đầu tư của Trung Quốc tại Libya là "một phần trong mối quan hệ hợp tác kinh tế chung."

Năm ngoái khoảng 150.000 thùng dầu/ngày - chiếm 1/10 lượng dầu thô xuất khẩu của Libya - được chuyển tới Trung Quốc. Còn các công ty Nga (như Gazprom Neft và Tatneft) cũng có các dự án trị giá hàng tỷ USD tại quốc gia Bắc Phi này.

Giá dầu có giảm khi chiến sự kết thúc?

Theo giới phân tích, những tranh cãi về sự nắm quyền lãnh đạo Libya có thể làm trì hoãn việc tái thiết nước này và tiếp tục gây sức ép lên giá dầu trên thị trường thế giới. Dầu Brent bị ảnh hưởng bởi biến cố tại Libya nhiều hơn dầu ngọt nhẹ New York vì Libya là nguồn cung dầu quan trọng cho châu Âu.

Theo thống kê, khoảng 85% tổng sản lượng dầu của Libya được xuất sang châu Âu cho tới khi bạo lực làm gián đoạn nguồn cung cách đây 6 tháng. Thêm vào đó, các nhà máy lọc dầu tại châu Âu đang phải vất vả để thay thế loại dầu thô ngọt chất lượng cao mà Libya vẫn cung cấp từ trước nội chiến và thực trạng đó đã đẩy giá dầu lên cao suốt từ đầu năm.

Thị trường kỳ vọng việc Libya nối lại khai thác dầu mỏ sẽ giúp kéo giá dầu tại châu Âu xuống và gián tiếp kéo cả giá xăng tại vùng duyên hải phía đông nước Mỹ xuống theo.

Theo kết quả khảo sát của Bloomberg News, đa số các nhà phân tích dự đoán giá dầu sẽ giảm khi chiến sự kết thúc. Standard Chartered Plc đã hạ dự báo giá dầu ngọt nhẹ New York trung bình trong quý III từ 98 USD/thùng xuống 90 USD/thùng do nhu cầu thấp hơn dự đoán.

Tuy nhiên, sự phấn chấn ban đầu về khả năng sản lượng dầu mỏ của Libya có thể quay lại mức trước chiến sự đã phải nhường chỗ cho một thực tế rằng phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến để các cơ sở sản xuất dầu mỏ tại quốc gia Bắc Phi giàu dầu mỏ này tái khởi động. Đó cũng là lý do khiến giá dầu vẫn đi lên trong những ngày qua, với giá dầu Brent xoay quanh 114 USD/thùng và giá dầu ngọt nhẹ New York gần mức 89 USD/thùng./.

Theo Vietnam+

相关文章

最新评论