您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả bóng đá u17 hôm nay】Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Vùng cao kêu đề minh họa khó, Bộ GD phải xem xét lại 正文

【kết quả bóng đá u17 hôm nay】Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Vùng cao kêu đề minh họa khó, Bộ GD phải xem xét lại

时间:2025-01-10 16:11:45 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Sau khi Bộ GD - ĐT công bố mẫu đề thi minh họa Kỳ thi THPT Quốc gia 2015, một giảng viên kết quả bóng đá u17 hôm nay

Sau khi Bộ GD - ĐT công bố mẫu đề thi minh họa Kỳ thi THPT Quốc gia 2015,ỳthiTHPTQuốcgiaVùngcaokêuđềminhhọakhóBộGDphảixemxétlạkết quả bóng đá u17 hôm nay một giảng viên miền núi ở Mường Tè, Lai Châu đã viết:

Giáo viên và học sinh vùng cao còn lo lắng với kỳ thi THPT Quốc gia 2015
Giáo viên và học sinh vùng cao còn lo lắng với kỳ thi THPT Quốc gia 2015

"Tôi là giáo viên công tác ở vùng biên giới thuộc tỉnh Lai Châu. Giống như hầu hết các trường khác ở tỉnh miền núi phía Bắc, mọi năm chúng tôi ôn thi tốt nghiệp phải chật vật, cố gắng lắm mới giúp các em kiếm được 4-5 điểm. Năm nay là năm đầu tiên thực hiện thi Quốc gia nhưng lúc trước tôi không hề lo lắng vì thấy Bộ chủ trương “đề năm nay sẽ giống đề thi ĐH và đề thi tốt nghiệp năm ngoái” và “nội dung thi chủ yếu trong chương trình 12”. 

Nhưng sau khi nghiên cứu đề minh họa Bộ vừa ban hành, tôi thấy đề này “giống” đề thi ĐH năm ngoái hơn, chưa thấy ảnh hưởng nhiều của đề thi tốt nghiệp trong đó. Do vậy tôi thật sự hoảng hốt: “Liệu học sinh của chúng tôi sẽ đỗ tốt nghiệp bằng cách nào?”. 

Do đó tôi xin mạnh dạn đóng góp một vài ý kiến về đề thi năm nay, rất mong nhận được sự chia sẻ, đồng cảm của các thầy các cô: 

1) Về bố cục đề thi: Các câu nên sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ nhận thức. 

2) Về nội dung: Chúng tôi thật sự mong muốn có một đề thi có hơn 55% kiến thức HOÀN TOÀN nằm trong chương trình 12 và ở mức độ khó tương đương (hoặc dễ hơn) đề thi tốt nghiệp mọi năm. Nghĩa là, nếu học sinh đã quên mất Lượng giác, Xác suất tổ hợp… vẫn có thể đỗ được tốt nghiệp. 

3) Về bố cục điểm: Vì lý do đã nêu ở mục 2, tôi mong Bộ sẽ xem xét để tăng mức điểm cho những nội dung thuộc chương trình 12 như: Khảo sát hàm số, phương trình mũ – lôgarit, tích phân, hình học giải tích trong không gian… 

Tôi biết, các thầy các cô công tác ở vùng thuận lợi sẽ rất khó để đồng cảm được với ý kiến của chúng tôi. Nhưng tôi tin, đây cũng là tiếng nói chung của rất rất nhiều giáo viên và học sinh các khu vực miền núi vùng sâu vùng xa. Tôi mong mỏi những người soạn thảo đề sẽ lưu tâm đến ý kiến của chúng tôi.

Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến cho rằng, đề minh họa này khá hay và có tính phân loại (đã "dễ" hơn đề thi ĐH và khó hơn đề thi tốt nghiệp năm ngoái). Tuy nhiên tôi cũng thấy rằng đó hầu hết là ý kiến của các thầy cô công tác ở vùng thuận lợi - những người rất khó để có thể tượng tượng ra được những khó khăn vất vả của giáo viên và học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới... 

Mọi năm chúng tôi chỉ xoáy vào rèn cho học sinh 3 nội dung: khảo sát hàm số, hình giải tích trong không gian và số phức với mục tiêu các em kiếm được 5 điểm để đỗ tốt nghiệp. Vậy mà vẫn trầy trật, đa số các em chỉ đạt 3,5-4,5 điểm. 

Nhưng rất may khi cộng thêm các loại điểm ưu tiên, mấy năm trước, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở trường chúng em vẫn khoảng 90-98%. Nay, với cách phân bố và cho điểm như ở đề minh họa của bộ, em thấy rằng như vậy là năm nay học sinh của chúng em buộc phải làm trọn vẹn tất cả nội dung thuộc chương trình 12 may ra mới kiềm được 5 điểm. 

Như vậy, năm nay để đạt được 5 điểm các em phải nỗ lực ngang 9 điểm tốt nghiệp năm ngoái. Còn năm ngoái các em chỉ cần rèn 3 nội dung (em kể ở trên) là đạt 5 điểm thì năm nay chỉ được 2,5 điểm. Điều này tạo áp lực vô cùng lớn cho giáo viên và học sinh ở vùng khó khăn như chúng tôi".

Sau khi nhận được thông tin này, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã yêu cầu Cục Khảo thí phải tham khảo ý kiến của cô giáo vùng cao về đề thi minh họa để định hướng việc ra đề phù hợp.

Thu Hà