【bxh la liga nữ】Vẫn còn các dự án tiềm ẩn nguy cơ cao ô nhiễm môi trường đầu tư vào Việt Nam
TheẫncòncácdựántiềmẩnnguycơcaoônhiễmmôitrườngđầutưvàoViệbxh la liga nữo số liệu vừa được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà gửi đến các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), năm 2017, qua 701 cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 2.565 tổ chức, cá nhân (tập trung vào các cơ sở có nguồn thải lớn từ 200 m3/ngày đêm trở lên) thì đã có 33% số đối tượng được thanh tra, kiểm tra có vi phạm; các vi phạm chủ yếu tập trung vào các nội dung: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết Bảo vệ môi trường đã được phê duyệt (chiếm 40%); không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết Bảo vệ môi trường (chiếm 21%); vi phạm về quản lý chất thải nguy hại (chiếm 14%); xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải (chiếm 13%).
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt vi phạm hành chính 700 tổ chức, cá nhân với số tiền là 82 tỷ 80 triệu đồng, truy thu 239 triệu đồng.
Liên quan đến nhiệm vụ kiểm soát các dự án, cơ sở, khu công nghiệp có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định đã thành lập và duy trì thường xuyên Tổ giám sát quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của Dự án Nhà máy Giấy Lee&Man Việt Nam; tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình khắc phục các lỗi vi phạm của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thừa nhận, các dự án tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường vẫn còn xu hướng đầu tư vào Việt Nam, trong khi đó chúng ta lại vẫn thiếu cơ chế để sàng lọc, ngăn chặn từ đầu, dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường.
Công tác phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường ở một số địa phương chưa chặt chẽ. Đặc biệt, việc chưa có biện pháp xử lý tốt chất thải rắn công nghiệp thông thường dẫn đến tồn dư một lượng lớn chất thải rắn công nghiệp thông thường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là trong các dự án nhiệt điện than, sản xuất hóa chất, chế biến khoáng sản…
“Trong cả nước đang rất thiếu các khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải trung quy mô lớn. Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ. Ngoài ra, có một số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân”, Báo cáo nêu rõ.
(责任编辑:La liga)
- Tước danh hiệu Công an nhân dân với thượng úy Lê Hữu Tùng
- Cần 26.000 tỷ đồng để đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn
- Giá vàng miếng SJC duy trì ổn định
- Triển khai đợt cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong nông nghiệp
- Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- Chiến thắng của tinh thần thi đấu kiên cường
- Du khách thích thú với các sản phẩm lưu niệm có chủ đề SEA Games
- Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt chỉ tiêu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- Bóng đá Việt Nam sắp đón lứa cầu thủ trẻ “mới toanh”
- Sẽ quét mã QR khi vào sân Mỹ Đình cổ vũ đội tuyển Việt Nam
- Đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh mạnh từ biển
- Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
- An Phú dốc sức làm đường giao thông
- Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- Sản lượng điện nhận toàn hệ thống tăng 19,57%
- Doanh nghiệp Việt tích cực khai thác tiềm năng thị trường Trung Quốc
- Triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021
- Galaxy Note 7 lộ thêm những hình ảnh mới
- Hơn 40 triệu đồng tiếp bước trò nghèo đến trường