Đến hết tháng 4,òntìnhtrạngnétránhtráchnhiệmkhiếndựánđầutưcôngchưađúngtiếnđộkết quả bóng đá câu lạc bộ brazil còn 316 dự án, tiểu dự án có tỷ lệ giải ngân đầu tư công 0% Kiểm toán làm rõ nhiều bất cập trong thực hiện các dự án đầu tư công Công khai, làm rõ trách nhiệm để chậm quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành |
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội ngày 29/5. Ảnh: Quochoi.vn |
Giải quyết dứt điểm vướng mắc trong đầu tư công
Thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 và những tháng đầu năm 2024 theo chương trình Kỳ họp thứ 7 vào ngày 29/5, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) nhận xét, về 3 trụ cột tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu thì giải ngân vốn đầu tư công đã chuyển biến mạnh mẽ, tuy nhiên xét về tính bền vững chưa cao.
Đại biểu nêu, giải ngân vốn đầu tư công do địa phương quản lý còn rất thấp, hết ngày 31/3 chỉ đạt 10,5% kế hoạch vốn được giao, thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước 12,16%, cả nước tính đến tháng 4/2024 có 316 dự án tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bằng 0. Tương tự, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, ngành dự kiến 6 tháng đầu năm 2024 chỉ đạt 8,58%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023, tức là 27,2% và cùng kỳ các năm trước đó.
Đại biểu Trịnh Minh Bình (tỉnh Vĩnh Long) cũng phản ánh, năm 2023, nhiều bộ, ngành trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn. Thậm chí đại biểu cho rằng vẫn còn tình trạng phân bổ kế hoạch vốn đầu tư là chưa đảm bảo Luật Đầu tư công, vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm tại một số cơ quan, đơn vị dẫn đến dự án không thể triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Việc triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm…
Vì thế, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị Chính phủ tiếp tục phân tích sâu các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan dẫn đến trụ cột đầu tư chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là việc giải ngân đầu tư công tại các địa phương, tại các bộ, ngành. Đại biểu cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Đồng quan điểm, đại biểu Đoàn Thị Lê An (đoàn Cao Bằng) đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần rà soát và có giải pháp hiệu quả để thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng theo phương thức đối tác công - tư, giải quyết dứt điểm khó khăn, vướng mắc trong các dự án trọng điểm quốc gia và các nhiệm vụ, mục tiêu khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham dự phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn |
Đẩy nhanh tiến độ công trình hạ tầng giao thông quan trọng
Cùng với những đề nghị về đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị các giải pháp để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Theo đại biểu Sùng A Lềnh (đoàn Lào Cai), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm chỉ đạo, giải quyết tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước để phát triển mạng lưới giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, có tuyến cao tốc Nội bài – Lào Cai và tuyến đường sắt nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh kết nối vận tải hành khách, hàng hoá giữa tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN qua cảng Hải Phòng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của đại biểu, tiến độ triển khai thực hiện hiện còn chậm so với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Chẳng hạn, hạ tầng và năng lực dịch vụ đường sắt tuyến Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai còn hạn chế, không đồng bộ về khổ đường ray với Trung Quốc. Do vậy, tuyến đường sắt hiện tại không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu Lào Cai về cảng Hải Phòng với mục tiêu đặt ra là vận tải hàng hóa đạt hơn 3 triệu tấn hàng hóa/năm.
Vì thế, đại biểu Sùng A Lềnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải sớm ban hành quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và đẩy nhanh việc kết nối tuyến đường sắt giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).
Kiến nghị chung về giải pháp phát triển hạ tầng giao thông, đại biểu Phạm Đình Thanh (đoàn Kon Tum) cho rằng cần tập trung giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, có giải pháp cụ thể để chủ động về nguồn vật liệu san lấp, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia, giao thông liên kết vùng.
Đại biểu Đỗ Thị Lan (đoàn Quảng Ninh) nhấn mạnh, Quốc hội đã có Nghị quyết 106/2023/QH15 để thí điểm một số chính sách đặc thù cho đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong khi hiện các địa phương đang thực hiện chương trình đầu tư hạ tầng và thực hiện đầu tư công 2021-2025 còn vướng mắc, nên cần sớm thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù này cho nhiều địa phương, nhất là những địa phương có điều kiện về ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả việc đầu tư công và đẩy nhanh tiến độ cũng như giải ngân đầu tư công các dự án trong giai đoạn 2021-2025.