【xem bóng đá 91】“Tự truyện không chỉ dành cho người nổi tiếng”
Bìa sách “Trên những dặm sóng”,ựtruyệnkhôngchỉdànhchongườinổitiếxem bóng đá 91 tự truyện của Vĩnh Nguyên
Với gần 300 trang sách, “Trên những dặm sóng” có 16 “Khúc” và mỗi “Khúc” gồm nhiều chuyện. Tôi hình dung ông lão 80, rời hạm tàu đã nửa thế kỷ, vẫn thích cho ngòi bút tung tẩy, lướt sóng, như ngày nào đang ở Hải Phòng đã vụt vào sông Gianh đối đầu với không quân Mỹ ngày 5/8/1964…
Ngay ở “Khúc 1”, tác giả mở đầu với cuộc sống trên chiến hạm 171. Khi cuộc chiến tranh phá hoại bắt đầu, đơn vị đã cơ động vào sông Gianh.
“Máy bay Mỹ lao tới... Pháo thủ được lệnh nổ súng rần rần… Lúc ấy, tôi đang trên đài chỉ huy chưa kịp xuống boong tiếp đạn. Tàu 171 trúng bom, khói đạn mịt mù trùm kín. Đồng chí lái tàu ngã xuống dưới chân tôi hy sinh. Thuyền trưởng nhảy qua cầm tay lái. Tôi bị thương ở đùi phải…”
Tác giả không miêu tả trận đánh dài dòng, mà ngay sau đó, là câu chuyện về anh hùng - liệt sĩ phá bom Hà Văn Cách ở quê nhà và lịch sử xã Vĩnh Ninh từ thời Tự Đức (gồm cả Vĩnh Tuy là Văn La) có đến hai vị Thượng thư tứ trụ triều đình là Hà Văn Quan và Hoàng Kế Viêm, người đã chỉ huy hai trận đánh Pháp lẫy lừng năm 1873, chém chết viên chỉ huy F. Garnier và trận thứ hai, năm 1883, chém chết viên trung tá Henri Rivière… Chỉ một vài trang sách, không - thời gian trong Tự truyện của Vĩnh Nguyên xuyên thế kỷ, trải rộng từ Trung ra Bắc…
Việc chàng bị thương trong một trận đánh có tính lịch sử mở đầu cuộc chiến tranh, Vĩnh Nguyên chỉ viết ít dòng; nhiều năm sau, khi có đứa con phàn nàn: “Sao ngày trước ba không giải phẫu vết thương, làm thẻ thương binh? Giờ mỗi kỳ thi, ba biết không, các con được cộng thêm một điểm rưỡi!”. Vĩnh Nguyên đã quát lên: “Việc các con là lo học cho giỏi. Còn đây là việc của ba. Bạn ba ngã chết dưới chân ba thì bây giờ gia đình người ta được những gì? Ba là thủy thủ...”.
Thân phụ Vĩnh Nguyên đúng là một “Thầy tu”, nhưng danh từ này đôi khi dẫn đến sự đánh giá sai lạc! Tác giả không dành “Khúc” nào viết riêng về thân phụ mình; chỉ đến lúc học xong Trường viết văn Nguyễn Du, trở lại ghé thăm Bí thư Thị ủy Đồng Hới Nguyễn Đức Đẳng, vì ông là em ruột nhà thơ Xuân Hoàng – “thủ trưởng” mới của mình. Qua lời vị Bí thư, bạn đọc mới biết cuộc đời vị “Thầy tu” đặc biệt này. Ông Đẳng quá bất ngờ khi “khách” xưng “quê ở Vĩnh Tuy, con ông thầy Ốm”. Ông thân tình nói: “Ông Nguyễn Quang Soạn - thầy Ốm nhà anh là một con người thép! Tôi nói để anh biết mà tự hào về người cha của mình rằng: Cuộc cách mạng kháng chiến của ta trong lúc khó khăn, tổ chức Việt Minh hoạt động bí mật mà được chân rết thầy Ốm nằm trong tổ chức là vững như cột đồng! Thầy anh bị bọn mật thám Phòng Nhì Pháp bắt tù, đánh đòn hiểm, nhưng thầy nhất quyết không khai, bảo vệ trọn vẹn tổ chức cách mạng…”.
Và ông đề nghị gia đình làm bản thành tích để có thể truy tặng liệt sĩ cho thầy…
Việc “ghi công” rút cục không thành, do cậu em Vĩnh Nguyên ngại theo đuổi các “thủ tục”, mặc dù năm 1987, khi ông Đẳng vô Huế giữ chức Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Bình Trị Thiên, ông đã làm giấy xác nhận thầy Ốm đã nuôi giấu mình trong chùa, lúc ông Đẳng là Huyện ủy viên Quảng Ninh…; khi thoát ngục lên chiến khu Bến Tiêm, thầy còn tham gia tổ chức đường dây mật chuyển hàng lên chiến khu… đi đến cùng…
Hơn bảy thập kỷ đã qua, kể từ những ngày gian khổ mà anh hùng đó! Tuy thầy Ốm chỉ là “vai phụ” trong một vở diễn lớn, chỉ ở góc khuất sân khấu, nhưng cuộc đời thầy cũng là một số phận “chứa một phần lịch sử”…
Trong “Khúc 2”, cũng với lối viết “tung tẩy”, tác giả đưa bạn đọc “thăm” Hải Phòng bước vào cuộc chiến, rồi bất ngờ năm 1967, chàng chuyển đơn vị, lên Hà Nội tham gia bảo vệ cầu Long Biên và đến trận “Điện Biên Phủ trên không”, trong bốn chiến hạm lên sông Hồng tham chiến, tàu chỉ huy hy sinh ba pháo thủ, chàng được giao nói lời vĩnh biệt ba đồng đội… Có một chi tiết khá đặc biệt: Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tổ thu phát sóng của đơn vị đặt tại căn gác ven đê: “Chúng tôi đứng trên thang gác nhìn xuống lòng đường, dân chúng ai nấy vừa đi vừa vuốt nước mắt khóc ròng…”. Điện báo tới dồn dập, nhưng tổ viên Đinh Mạnh chạy bộ tới Ba Đình dự lễ truy điệu; trở về, một tay quay máy phát, một tay rút khăn lau nước mắt…
***Tự truyện của Vĩnh Nguyên không “sa đà” vào sự kiện, nên người giới thiệu cũng nên nói “gộp lại”. Quả là Vĩnh Nguyên ít gặp… may, cả trong ba chục năm làm báo suốt từ Hội Văn nghệ Quảng Bình đến Tạp chí Sông Hương. Khi anh đến Hội Văn nghệ Quảng Bình thì ở đó đã có các cây “đại thụ” như Xuân Hoàng, Trần Công Tấn, Dương Tử Giang…; học trường Nguyễn Du xong, vô Huế, lại đã có các tên tuổi như Thanh Hải, Trần Hoàn, Tô Nhuận Vỹ… nên chỉ còn các công việc ở hậu trường khá vất vả như chữa mo-rát, đọc bài “vòng một” bạn đọc gửi đến.
Mặc kệ tất cả, cuối đời, Vĩnh Nguyên vẫn cho rằng “có sự bù đắp rõ ràng”; chiến tranh nhà cửa tan nát hết, nhưng 5 anh chị em trở về nguyên vẹn. Và nữa, có vợ đẹp Hoàng Dung - giảng viên tiếng Nga Đại học Huế, ba con đều học giỏi, không phải chạy vạy xin việc khi ra trường, hai đứa trở thành cán bộ giảng dạy đại học...
Bài, ảnh: Nguyễn Khắc Phê
(Đọc “Trên những dặm sóng” - Tự truyện của Vĩnh Nguyên, NXB Hội Nhà văn, 2022)
(责任编辑:Cúp C2)
- Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- Tài xế GrabBike: Sự thật vụ hỗn chiến ở bến xe miền Tây, cảnh sát nổ súng
- Xuất hiện vùng áp thấp ở trên biển Đông
- Giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp
- Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
- Xác định nguyên nhân kho chứa hàng ở Thanh Hóa cháy lớn
- Vụ trộm xe chở gần 500 cây vàng chấn động Hà Nội: Nghi phạm một mực chối tội
- Chính phủ bàn đột phá thể chế xử lý ngân hàng yếu kém
- Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- Dán tem niêm phong công tơ cột đo xăng dầu: DN vẫn có cách lách
- Đáp án môn Sinh học mã đề 205, 221,211,215,217, chính xác nhất
- Bạc Liêu: Không còn làm giám đốc vẫn ký hàng loạt quyết định
- Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- Loại cây thay thế cho 1.300 cây xà cừ trên đường Phạm Văn Đồng là cây gì?
- Chỉ số PCI 2022: Xuất hiện thêm những "nhân tố mới"
- Vì sao cây gỗ quý ở Thanh Hóa đại gia trả chục tỷ đồng không bán
- Dự báo thời tiết hôm nay 5/6: Ngày nắng nóng cuối cùng Hà nội vẫn hơn 40 độ
- Cách chức, cảnh cáo một số cán bộ liên quan tới vụ Formosa
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- Vụ nổ lớn ở Formosa Hà Tĩnh: Tiết lộ nguyên nhân vụ nổ