【soi kèo aston】Người làm than... than khổ

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:14:35

Với giá thành rẻ,ườilmthanthankhổsoi kèo aston nhiệt độ được giữ lâu và lửa cháy ổn định... than tổ ong hay còn gọi là than đá đang được khá nhiều người sử dụng, nhưng nghề này đang có nhiều cái khó...

Không ít người làm than vẫn cố gắng bám trụ với nghề, dù biết nó ảnh hưởng đến sức khỏe và đầu ra ngày càng khó…

Có dịp ghé về phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, sẽ bắt gặp hình ảnh những viên than được phơi thẳng tắp, ven con đường bê tông nhỏ trước nhà bà Hồng, người có hơn 20 năm gắn bó với nghề làm than. Nếu trước đây, khu vực này có khoảng 18 hộ đều sống bằng nghề làm than đá, thì nay chỉ còn khoảng 2 hộ vẫn chọn gắn bó với nghề làm than này. Bà Hồng, chủ cơ sở sản xuất than đá ở đây, tâm sự: “Nghề này, thấy vậy chứ cũng vất vả lắm, mỗi viên than làm ra trừ hết chi phí lời có mấy trăm đồng thôi. Làm ra viên than đã khó, để tiêu thụ được cũng chật vật lắm. Có khi giao than cho khách rồi, người ta nhúm lửa không cháy bị trả lại vậy là phải mang về phơi lại nữa”.

Để có được những viên than chất lượng, dễ cháy, giữ lửa lâu, người sản xuất phải có “bí quyết” pha trộn nhiều nguyên liệu như: than cám, đất bùn, vụn than củi… với tỷ lệ thích hợp. Tất cả nguyên liệu cho vào máy nghiền, rồi trộn đều bằng máy trộn cùng với lượng nước vừa đủ. Sau đó, các nguyên liệu sẽ được cho vào máy ép để cho than thành phẩm bằng những khuôn lò đúc sẵn. Than mới ra lò sẽ được đem phơi từ 1-2 ngày, để than thật khô ráo nếu nắng tốt, còn khi vào mùa mưa thời gian phơi sẽ kéo dài hơn.

“Trước đây không có máy móc, gia đình tôi chủ yếu làm thủ công thôi, từ việc móc đất ở các sông đến khâu trộn nguyên liệu rồi ép thành than luôn. Giờ có máy móc cũng đỡ cực hơn, nhưng lời ít quá lại phải cạnh tranh với mấy cơ sở làm than lớn ở tỉnh khác lại nữa. Do phải lo cho đứa con đang học đại học, nên gia đình tôi gắng bám trụ với nghề, nếu biết công việc gì đỡ vất vả mà có thể phát triển kinh tế gia đình là tôi cũng đổi nghề rồi. Mà đất làm than bây giờ đi mua không à, người ta không cho móc dưới sông nữa, 1kg đất mua cũng gần 1.000 đồng, than cám từ 1.700-1.800 đồng/kg”, bà Hồng chia sẻ thêm.

Với giá thành khá rẻ, dao động từ 3.000-6.000 đồng/viên, than đá hiện được khá nhiều hộ kinh doanh ăn uống sử dụng làm chất đốt. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh than trên địa bàn tỉnh cũng đang gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng dần bỏ nghề, anh Khánh ở thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, tâm sự: “Hồi trước, tôi làm than chủ yếu làm thủ công nhỏ lẻ tại nhà thôi, nên mỗi ngày làm khoảng 1.000 viên, làm ra nhiều vậy chứ tiêu thụ đâu có hết. Trung bình chỉ bán ra được 500-700 viên, còn lại thì tôi dự trữ sẵn để lỡ có mưa cũng còn than bán. Nhưng thời gian sau, các cơ sở ở thành phố Cần Thơ họ cũng xuống đây bỏ than, lại bỏ với giá rẻ hơn mình nên than làm ra ngày càng khó bán”. Thường than sẽ có 3 kích cỡ và được gọi là than nhất, nhì và ba. Mỗi viên than sẽ có kích thước và trọng lượng khác nhau, nên giá bán cũng tùy thuộc từng loại.

Cũng từng gắn bó với nghề làm than đá gần 5 năm, bà Trần Kim Huệ, ở phường VII, thành phố Vị Thanh, bộc bạch: “Hồi trước, làm than đá đâu có máy móc hiện đại nên chủ yếu gia đình tôi làm thủ công thôi. Do cực quá làm không nổi, thuê nhân công thì sẽ không có lời nên giờ tôi chỉ còn lấy than đá về bán lại chứ không làm than nữa. So với mấy năm trước, giờ than đá được nhiều người sử dụng lắm, nhất là mấy quán bán bún, quán phở, quán cơm…”.

So với điện, gas hiện nay than đá là loại chất đốt đang có mặt khắp nơi ở các hàng quán. Tuy nhiên, theo một số người làm than, việc tiếp xúc với than đá lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người làm, nhưng vì miếng cơm manh áo, nên nhiều người vẫn chọn gắn bó dù rằng nó lắm nỗi nhọc nhằn…

Bài, ảnh: AN NHIÊN

顶: 34踩: 8192