Các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết khởi sắc trong phiên giao dịch hôm nay khi nhà đầu tư chờ đợi tin tức từ sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cuộc họp chính sách tháng 6. Các chỉ số trên thị trường Việt Nam có diễn biến phân hóa,áisinhKỳvọngđàgiảmcủachỉsốsẽchậmlạxem đá trực tiếp trên sàn HOSE chịu áp lực bán từ đầu phiên và giao dịch toàn thời gian ở mức giá đỏ, trong khi các chỉ số trên HNX giằng co nhẹ quanh tham chiếu.
Đóng cửa, VN-Index thu hẹp đà giảm đáng kể khi chỉ mất 2,94 điểm (-0,31%) so với phiên trước, trong khi VN30-Index giảm mạnh hơn -4,82 điểm (-0,57%). HNX-Index và HNX30-Index thoát được phiên giảm điểm với mức tăng 0,24% và 0,35% nhờ sự hỗ trợ của ACB và PVS.
Thị trường vẫn có sự phân hóa trên diện rộng với số mã giảm chiếm ưu thế hơn. Nhóm VN30 có 8 mã tăng, hầu hết là tăng nhẹ trừ mức tăng đáng kể của HPG và VCB khi khối ngoại giao dịch sôi động ở 2 cổ phiếu này.
Cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng có số mã giảm lấn át, tuy nhiên xuất hiện ACB và VCB là 2 nhân tố nâng đỡ thị trường trong phiên. Diễn biến tương tự diễn ra ở nhóm dầu khí với vai trò của PVS, cổ phiếu đảo chiều tăng điểm thành công vào cuối phiên nhờ sức mua của khối ngoại dù giá dầu vẫn giảm trong giờ giao dịch châu Á.
Các nhóm ngành khác như bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, dệt may, điện… cũng nằm trong diễn biến chung của thị trường. Ở mỗi nhóm đều có sự phân hóa và chỉ ghi nhận sự tăng nhẹ ở một vài cổ phiếu đầu ngành.
Thanh khoản sàn HOSE giảm nhẹ 5,3% về mức 3,56 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đều cải thiện đáng kể, tăng lần lượt 13,3% và 63,2% so với phiên gần nhất.
Nhà đầu tư nước ngoài giảm giá trị mua 2,5%, trong khi tăng thêm 11% giá trị bán, khiến quy mô mua ròng trên HOSE thu hẹp về mức 16,5 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, diễn biến các hợp đồng tương lai (HĐTL) có sự phân hóa. Theo đó, chỉ có duy nhất F1906 giảm điểm theo xu hướng chung của chỉ số cơ sở, các hợp đồng còn lại đều tăng từ 0,5 đến 6,4 điểm. F1906 giảm 2,4 điểm qua đó ghi nhận mức chênh lệch dương 3,43 điểm với VN30; trong khi đó, 3 HĐ khác là F1907, F1909 và F1912 tăng lần lượt là 1,8 điểm, 0,5 điểm và 6,4 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh điều chỉnh giảm 9,1% về mức 84.680 HĐ. Tổng giá trị giao dịch giảm về mức 7.2008 tỷ đồng. Khối lượng mở gần như không thay đổi khi đạt 24.919 HĐ.
Chỉ số VN30 lặp lại kịch bản của phiên trước chỉ tăng nhẹ vào đầu phiên giao dịch, bên bán lại gia tăng mạnh trở lại đưa chỉ số giảm thêm 4,82 điểm, xuống 848,17 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức gần 43 triệu đơn vị, tăng so với phiên trước gần 3 triệu đơn vị, đồng thời cũng tăng so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên hơn 7 triệu đơn vị.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày là một nến màu đen (black candle) tiếp tục giảm điểm phiên thứ 2 sau khi phá vỡ mốc quan trọng 860 điểm. Các chỉ báo dao động ngẫu nhiên (stochastic) và chỉ báo sức mạnh (RSI) đi nhẹ vào vùng quá bán. Đồng thời, chỉ báo dòng tiền (MFI) giảm về trên 27,7 điểm, điều này hàm ý chỉ số vẫn có khả năng giảm thêm trong ngắn hạn.
SSI Retail Research cho biết, khối lượng giao dịch tăng lên nhưng chỉ số vẫn giảm điểm cho thấy cung tiếp tục lớn hơn sức cầu, tuy vậy chỉ số VN30 đang tiến dần đến vùng đáy đầu năm 2019 cho kỳ vọng đà giảm sẽ chậm lại ở quanh vùng này. Mức đảo chiều phiên ngắn hạn cho chỉ số VN30 hạ về mức 846 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo./.
D.T