【kèo hnay】Khởi sắc nhiệm vụ đầu năm

[Cúp C2] 时间:2025-01-25 20:48:13 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:169次

Tại Hội nghị sơ kết về công tác chỉ đạo,ởisắcnhiệmvụđầunăkèo hnay điều hành kinh tế - xã hội tháng 2 vừa được UBND tỉnh tổ chức cho thấy tình hình có nhiều khởi sắc.

Các địa phương trong tỉnh vào vụ thu hoạch lúa Đông xuân 2016-2017. Ảnh: LÝ ANH LAM

Những tín hiệu tích cực

Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh cùng với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 và bước đầu gặt hái được nhiều tín hiệu tích cực. Trong đó, điểm nhấn ở tháng 2 là UBND tỉnh đã tổ chức thành công 3 cuộc tọa đàm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Ở mỗi cuộc tọa đàm, lãnh đạo tỉnh và các ngành có liên quan, chính quyền địa phương đã ghi nhận và đang tìm giải pháp để sớm tháo gỡ những ý kiến phản ánh từ người dân, nhất là các vấn đề còn bất cập trong sản xuất nông nghiệp, như: hệ thống đường giao thông, kênh mương còn nhỏ hẹp; nguồn giống cây trồng, vật nuôi còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng; thiếu vốn, kỹ thuật trong sản xuất; việc hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp chưa thật sự chặt chẽ…

Ngoài hoạt động trên, trong tháng qua, lãnh đạo các địa phương trong tỉnh cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức phối hợp với nông dân tiến hành thu hoạch vụ lúa Đông xuân 2016-2017 đạt hiệu quả. Hiện toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 21.000ha trong tổng số gần 78.000ha lúa Đông xuân đã xuống giống, năng suất bình quân ước đạt 6,9 tấn/ha. Điều mà người trồng lúa cảm thấy phấn khởi là giá lúa đang ở mức cao, qua đây phần nào bù đắp cho năng suất lúa năm nay giảm so với cùng kỳ, hiện dao động từ 800kg đến 1 tấn/công (công 1.300m2). Cụ thể, giá lúa đang được thương lái mua từ 4.500-4.600 đồng/kg (giống IR 50404), riêng đối với giống lúa OM 5451 và OM 4900 có giá dao động từ 5.000-5.200 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí đầu tư, người dân có được nguồn lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha. Đối với vụ lúa Hè thu, nông dân cũng gieo sạ được hơn 7.000ha; riêng cây mía đã xuống giống được 10.128ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh và thị xã Ngã Bảy.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Lĩnh vực nông nghiệp luôn được ngành quan tâm chỉ đạo thường xuyên, nổi bật là tình hình xuống giống vụ lúa Đông xuân và vụ mía năm 2017 đều đạt và vượt kế hoạch. Ngoài ra, chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển về số lượng, ngành thú y luôn duy trì công tác tiêm phòng nên trong tháng qua không để xảy ra dịch bệnh.

Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, nhiều lĩnh vực khác cũng gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Điển hình là đã cấp mới giấy phép đăng ký cho 17 doanh nghiệp, với tổng số vốn hơn 1.000 tỉ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt gần 2.700 tỉ đồng; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 44,4 triệu USD; tổ chức thành công Lễ giao quân năm 2017, với 1.055 thanh niên lên đường nhập ngũ, đạt 100% chỉ tiêu; các hoạt động văn hóa, xã hội được tổ chức chu đáo, phục vụ tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương; tình hình an ninh - quốc phòng được giữ vững…

Khẩn trương phòng, chống dịch bệnh

Tháng 2 khép lại với nhiều tín hiệu tích cực, đây sẽ là bước đệm để tỉnh thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, theo nhận định của các sở, ngành tỉnh thì sang tháng 3 này, Hậu Giang sẽ gặp những khó khăn nhất định, trong đó điều cần quan tâm lúc này là công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm. Bởi hiện nay, dịch cúm A/H7N9 gây hại trên gia cầm và lây sang người tại Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. Còn ở nước ta, các tỉnh, thành phía Bắc giáp với Trung Quốc cũng đang tập trung phòng, chống loại dịch cúm nguy hiểm này. Riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện ghi nhận có 3 tỉnh xảy ra cúm A/H5N1 trên gia cầm là Long An, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch cúm đang đặt ra nhiều cấp bách cho Hậu Giang.

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh, mặc dù lúc này Hậu Giang chưa ghi nhận ổ dịch nào nhưng tình trạng gà, vịt chết ở vùng nông thôn bị vứt bừa bãi xuống sông dễ dẫn đến nguy cơ phát tán dịch bệnh. Đặc biệt, tháng 3 cũng là tháng cao điểm của dịch bệnh nên ngành nông nghiệp sẽ đưa ra nhiều giải pháp phòng, chống. Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, thông tin: Hiện ngành đã có văn bản trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm. Song song đó, sẽ sớm tổ chức ra quân tiêu độc khử trùng trên phạm vi toàn tỉnh nhằm phòng, chống dịch bệnh trên người và vật nuôi.

Bên cạnh nỗi lo về dịch cúm gia cầm, một vấn đề khác cũng được các ngành của tỉnh đặt ra là công tác phòng, chống xâm nhập mặn. Vì tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh đã diễn ra nhưng độ mặn còn thấp nên chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống người dân. Theo đó, độ mặn đo được cao nhất ở địa bàn huyện Long Mỹ là 2,2‰ và thành phố Vị Thanh là 0,6‰. Vào thời điểm này, ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền các địa phương luôn cập nhật dự báo tình hình mặn từ các viện, trường, đồng thời phân công cán bộ thường xuyên theo dõi độ mặn trên địa bàn để sớm phát hiện và kịp thời xử lý nhằm hạn chế thấp thiệt hại cho người dân.

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và xâm nhập mặn, ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị ngành nông nghiệp chậm nhất ngày 6-3 tới phải ra quân tiêu độc khử trùng để phòng dịch bệnh trên phạm vi toàn tỉnh, kiên quyết không để bùng phát dịch bệnh trên người và vật nuôi. Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn để người dân biết cách tự phòng tránh xâm nhập mặn cho mình là chính, đồng thời sớm hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với xâm nhập mặn theo kế hoạch đã đề ra…

HỮU PHƯỚC

(责任编辑:World Cup)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接