BP - Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được Quốc hội khóa XIII,ầnsửađổiĐiềuBộluậtHigravenhsựkqbd canada kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27-11-2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2016. Tuy nhiên, ngay sau khi được công bố, các ngành, các cấp và đông đảo chuyên gia pháp luật cả nước đã phát hiện trong nội dung của Bộ luật Hình sự năm 2015 có quá nhiều kẽ hở và nội dung quy định không phù hợp với thực tế cuộc sống nên cần phải được sửa đổi, bổ sung. Vì thế, ngày 29-6-2016, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Vừa qua, Bộ Tư pháp vừa trình Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung các điều của Bộ luật Hình sự 2015, để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành ở Trung ương, địa phương và nhân dân trong cả nước. Nhân dịp này tôi xin có ý kiến đề xuất về việc sửa đổi, bổ sung Điều 390, vì có quá nhiều bất cập trong các quy định của điều này.
Điều 390 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 là những quy định về tội không tố giác tội phạm, với nội dung như sau: 1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.
Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trong Khoản 1 của Điều 390 nêu trên là không đầy đủ và điều này dễ dẫn tới cơ quan truy tố, xét xử sẽ bỏ lọt người, sót tội. Bởi vì trong Điều 390 có dẫn chiếu Điều 389 là tội “che giấu tội phạm”. Trong khi đó, tại Khoản 2, Điều 14 của Bộ luật Hình sự có đưa ra quy định đối với những người chuẩn bị phạm một trong các tội sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự: Điều 108 (tội phản bội Tổ quốc); Điều 110 (tội gián điệp); Điều 111 (tội xâm phạm an ninh lãnh thổ); Điều 112 (tội bạo loạn); Điều 113 (tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 114 (tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 117 (tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); Điều 118 (tội phá rối an ninh); Điều 119 (tội chống phá cơ sở giam giữ); Điều 120 (tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 121 (tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân); Điều 123 (tội giết người); Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 299 (tội khủng bố); Điều 300 (tội tài trợ khủng bố); Điều 301 (tội bắt cóc con tin); Điều 302 (tội cướp biển); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 324 (tội rửa tiền)... Vì vậy, đối với những người chuẩn bị phạm một trong các tội nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, tính mạng của người khác và an ninh quốc gia, mà người nào biết nhưng không khai báo, không tố giác hoặc cố tình che giấu cũng phải bị xử lý hình sự thì mới công bằng, minh bạch trong thực thi pháp luật hình sự do bỏ sót người, lọt tội.
Vì vậy, tôi đề nghị ở Khoản 1 của Điều 390 cần bổ sung cụm từ: “một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 14 đang được chuẩn bị hoặc” vào ngay sau cụm từ “Người nào biết rõ”. Tiếp đó, cần bổ sung cụm từ “thực hiện” vào ngay sau cụm từ “tại Điều 389 của Bộ luật này đang được”.Đồng thời, đề nghị bỏ cụm từ “chuẩn bị, đang”. Vì đối tượng mới “chuẩn bị”chứ chưa chắc chắn là sẽ phạm tội thì không thể quy cho người biết vào tội không tố giác tội phạm. Với từ “đang”cần phải bỏ vì nó lặp lại, cụ thể là ở đoạn trên đã có quy định: “một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được”. Cũng ở khoản này tôi đề nghị bổ sung từ “các”vào ngày sau cụm từ “nếu không thuộc trường hợp quy định tại”, đồng thời bổ sung dấu phẩy “,” và số 3 vào ngay sau cụm từ “Khoản 2”. Như vậy, Khoản 1 của Điều 390 sau khi được sửa đổi, bổ sung sẽ được viết lại như sau: Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 14 đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm được quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
T.H(Hội Luật gia tỉnh)