当前位置:首页 > Cúp C2

【tỷ lệ kèo bd tv】Những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế tập thể

Bài 2: Phát triển năng động,ữnggammàusángtrongbứctranhkinhtếtậpthểtỷ lệ kèo bd tv hiệu quả

Tình hình phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm sáng. Các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác không ngừng phát triển về số lượng lẫn chất lượng.

 Bình Dương luôn có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với lĩnh vực KTTT. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại HTX Cây ăn quả Tân Mỹ (xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên)

 Hoạt động thực chất

Tính đến nay, toàn tỉnh có 222 tổ hợp tác, với 2.062 thành viên, vốn hoạt động 47,9 tỷ đồng; 231 HTX, với 47.628 thành viên, vốn điều lệ hơn 865 tỷ đồng. Các HTX hoạt động trên nhiều lĩnh vực như vận tải, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ, môi trường... Trong năm 2023, tổng doanh thu trên lĩnh vực hợp tác ước trên 777 tỷ đồng, đạt 66,9% so với kế hoạch năm 2023, tăng 5,22% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân của người lao động từ 6,5-7 triệu đồng/lao động/tháng đối với HTX và 15 triệu đồng/lao động/tháng đối với QTDND. Doanh thu bình quân của HTX ước đạt 5,6 tỷ/ năm; lãi bình quân của một HTX ước đạt 1,125 tỷ/năm; thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX 90 triệu đồng/năm.

Có thể khẳng định rằng, trong những năm gần đây, KTTT tỉnh Bình Dương đã có những chuyển biến mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động. Số lượng HTX áp dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất, kinh doanh, tham gia vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ngày càng nhiều. Đặc biệt, các HTX nông nghiệp đã hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của vùng, thực hiện liên kết chuỗi. Nhiều HTX liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh cũng như chủ động nghiên cứu, tìm thị trường xuất khẩu…

HTX Nông nghiệp Bình Dương (xã An Bình, huyện Phú Giáo) đã xây dựng hiệu quả mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hướng đến phát triển du lịch sinh thái từ nông nghiệp. Sau 8 năm đi vào hoạt động, đến nay HTX thu hút 45 thành viên tham gia. Thành viên HTX đầu tư trên nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 60 ha. Hiện nay, HTX hoạt động chủ yếu với mô hình chiết ghép và cung ứng giống cây trồng do nông dân sản xuất, trong đó chủ lực là 5 giống cây nhập ngoại gồm na dứa Đài Loan, vú sữa Hoàng Kim, thơm mật Ấn Độ, chà là, hồng socola. Toàn bộ sản phẩm của các thành viên đều được HTX bao tiêu về đầu ra và giá cả.

Từ việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, HTX Bình Dương luôn là trụ đỡ của nông dân trên địa bàn huyện và trở thành đầu tàu về cung ứng giống cây trồng ở Bình Dương. Hiện tại, HTX Nông nghiệp Bình Dương đang đầu tư hạ tầng để hướng đến nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái. Ông Lê Văn Thuận, Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Dương, cho biết từ khi áp dụng nông nghiệp cao gắn với du lịch sinh thái, những thành viên có đất đang trồng những loại cây không hiệu quả đã tham gia vào chuỗi sản xuất mô hình công nghệ cao rất hiệu quả, giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, tạo được năng suất cao và đầu ra ổn định.

Hỗ trợ phát triển

Theo lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh, trong những năm qua, lĩnh vực kinh tế hợp tác của Bình Dương luôn có nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi. Trung ương, địa phương quan tâm và dành nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho HTX, chính sách tiếp cận vốn và ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ thành lập mới, hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng... Đặc biệt, là cơ chế hỗ trợ cho vay ưu đãi tại Quỹ hỗ trợ phát triển KTTT tỉnh (đơn vị trực thuộc Liên minh HTX tỉnh) và tại các sở, ngành, đoàn thể tỉnh quản lý (Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ khoa học công nghệ, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ đầu tư phát triển…).

Với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, HTX Cây ăn quả Tân Mỹ (xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên) không những duy trì hoạt động mà còn gắn kết được với doanh nghiệp, vươn lên sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Đến nay, HTX mở diện tích canh tác trên 60 ha trồng bưởi, cam, quýt, tổng sản lượng trên 300 tấn/năm. Tổng doanh thu trung bình hàng năm của HTX đạt 15 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho lao động tại nông thôn từ 20 người, với thu nhập bình quân từ 6-7 triệu đồng/ tháng/người.

Ông Lê Minh Sang, Giám đốc HTX Cây ăn quả Tân Mỹ, cho biết các ban, ngành và địa phương rất nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ cho HTX hoàn thành các thủ tục hành chính như Chương trình OCOP, mã vạch... Bên cạnh đó, HTX còn được hỗ trợ vay vốn của Quỹ hỗ trợ KTTT tỉnh để mua xe hoạt động chuyên chở sản phẩm. Liên minh HTX Việt Nam cũng hỗ trợ vay vốn đầu tư hệ thống tưới công nghệ cao, mở rộng sản xuất, chương trình khuyến công tỉnh hỗ trợ vay 300 triệu đồng để đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, kinh doanh…

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bình Dương, cho rằng bên cạnh những điểm sáng, tình hình phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh cũng còn một số khó khăn, hạn chế. Do đó, để hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết đề ra, Liên minh HTX tỉnh đã xác định các nội dung trọng tâm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, mục tiêu tổng quát giai đoạn 2020-2025 là phát triển HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác theo hướng bền vững với phương châm “Hợp tác - Đổi mới - Phát triển - Hiệu quả”, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, phát triển cộng đồng, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh tiếp tục chủ động phối hợp các sở, ban ngành tập trung triển khai thực hiện Chương trình hành động số 108-CTr/TU ngày 17-3-2023 của Tỉnh ủy Bình Dương về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới. Trong đó, trọng tâm là nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển.

 THOẠI PHƯƠNG

分享到: