Phạt tới 200 triệu đồng nếu vi phạm hành chính lĩnh vực thức ăn chăn nuôi,Ítnhấtnămnữamớinênloạikhángsinhrakhỏithứcănchănnuôlyon nữ thủy sản | |
Loại bỏ kháng sinh kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi |
Loại bỏ kháng sinh ra khỏi thức ăn chăn nuôi sẽ đặt ngành chăn nuôi đứng trước rủi ro lớn về dịch bệnh |
Đóng góp ý kiến tại hội thảo, GS.TS Lã Văn Kính, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho rằng việc đưa ra thời hạn cho phép các tổ chức, cá nhân sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để phòng bệnh cho con con đến hết ngày 31/12/2020 là quá khó khăn.
“Với điều kiện chăn nuôi cùng với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì thời hạn này có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi” – ông Kính đánh giá. Theo đó, ông đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên dời thời hạn này thêm ít nhất là 5 năm nữa.
Đối với quy định về khoảng cách chăn nuôi, các cơ sở chăn nuôi phải nằm cách xa khu dân cư. Theo đó, trong khoảng thời gian 5 năm kể từ khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực, các cơ sở chăn nuôi đã hiện hữu trong khu dân cư sẽ phải di dời tới địa điểm phù hợp với quy định. Theo ông Kính, quy định về khoảng cách chăn nuôi chỉ nên áp dụng với các trang trại mới thành lập, còn việc bắt các trang trại cũ phải di dời là rất khó khăn.
Ngoài ra, ông Kính cũng đề nghị ban soạn thảo cần có định nghĩa cụ thể về khu dân cư, có quy định cụ thể về mật độ dân số bao nhiêu thì được gọi là khu dân cư. “Khi trang trại thành lập mới tại nơi chưa có dân cư, nhưng sau đó có vài hộ dân tới sinh sống và gọi đó là khu dân cư rồi bắt di dời trang trại là rất bất hợp lý và sẽ tiêu diệt sản xuất” – ông Kính nêu ý kiến.
Ngoài ra, ông Kính cũng bày tỏ băn khoăn đối với quy định về mật độ chăn nuôi. “Ở Việt Nam điều kiện đất đai không rộng lớn như nhiều nước khác, nên việc đáp ứng được mật độ chăn nuôi như trong dự thảo quy định là điều gần như vô phương đối với các trang trại” – ông Kính nói. Ngoài ra, mật độ chăn nuôi quy định trong phụ lục 6 của dự thảo thì chỉ phù hợp với thực tế hiện nay, nhưng lại không phù hợp với định hướng.
Cụ thể, hiện mật độ chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là lớn nhất. Trong khi định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khu vực chăn nuôi tập trung sẽ là vùng Tây Nguyên và trung du, miền núi. Do đó, cần đưa mật độ chăn nuôi ở Tây Nguyên và vùng trung du miền núi lên cao, còn ở những vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long xuống thấp để phù hợp với định hướng. Và quy định này cũng chỉ nên áp dụng cho việc thành lập trang trại mới, không áp dụng cho trang trại cũ.
Cũng băn khoăn về quy định đối với mật độ chăn nuôi, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho biết, hiện diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai là 346.000 ha. Nếu tính theo quy định trong dự thảo thì tương đương có 520.000 đơn vị vật nuôi, tương ứng khoảng 2,6 triệu con heo. Nhưng trên thực tế hiện tại Đồng Nai đã có khoảng 2,6 – 2,7 triệu con heo, ngoài ra còn có 28 triệu con gà và các loại vật nuôi khác như bò, chim cút… Theo đó, ông Giang đề nghị ban soạn thảo cần có mức tính toán phù hợp hơn.
Bà Đỗ Tú Quân, Chi hội trưởng Chi hội Nhà Yến Việt Nam thì băn khoăn đối với quy định về việc cường độ âm thành tối đa để dẫn dụ chim yến không được vượt quá 70 dBA. Theo bà Quân, quy định này là không cần thiết bởi hầu như không nhà yến nào nắm được về cường độ âm thanh mà đều do đội ngũ kỹ thuật điều chỉnh. “Ngay bản thân tôi đã nuôi yến 12 năm nhưng cũng chưa bao giờ đo về cường độ âm thanh.
Theo đó, bà Quân cho rằng, đối với quy định này, Cục Chăn nuôi nên tổ chức tập huấn để kỹ thuật xây dựng nhà yến. Đồng thời, chỉ cấp phép xây dựng nhà yến khi đã đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật. Bởi nếu không đạt các tiêu chuẩn thì nhà yến xây xong cũng không dẫn dụ được chim yến, sau đó lại bỏ hoang gây lãng phí rất lớn.
Luật Chăn nuôi đã được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020. Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Chăn nuôi dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 10/2019 để đảm bảo Luật Chăn nuôi được triển khai đồng bộ ngay khi có hiệu lực thi hành. |