游客发表
发帖时间:2025-01-25 14:54:22
Nhìn vào kết quả học sinh sau THCS vào các trường nghề chỉ chiếm khoảng 3,ốibờiphnluồngsautrunghọccơsởbxh latvia5%, chắc hẳn “đau lòng” nhất vẫn là các trường trung cấp, nhưng thấp hay cao đều có nguyên nhân của nó.
Bài 2: “Học nghề chắc ra trường sẽ có việc làm ?”
Câu hỏi này không ai dám trả lời, những phân vân của học sinh, phụ huynh và cả các thầy, cô giáo về đầu ra sau học nghề không phải là không có cơ sở.
Lớp học nghề ở Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh.
Các trường chưa quyết liệt
Bàn về vấn đề này, ông Cao Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quốc Trị, huyện Vị Thủy, nói: “Việc đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm, các trường nghề chưa tạo được thương hiệu để thu hút học sinh tham gia. Các ngành nghề còn ít, chưa đáp ứng với nguyện vọng học sinh nhất là đối với học sinh nữ… đây cũng là nguyên nhân khiến cho công tác phân luồng chưa thật sự hiệu quả”.
Các trường đã thực hiện công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh, nhưng chưa thật sự quyết liệt, do không thể đảm bảo việc làm ra trường cho các em khi học nghề. Bởi vậy, dù triển khai thực hiện công tác phân luồng học sinh sau THCS được 6 năm, nhưng đến nay mới chỉ đạt được 3,5%. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề là một chỉ tiêu lý tưởng, nhưng ai cũng thấy khó đạt. Ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, nhận định: “Phân luồng học sinh sau THCS còn nhiều hạn chế, nguyên nhân hàng đầu là do nhận thức của phụ huynh học sinh e ngại con em mình học nghề phải xa nhà trong khi các em chưa đủ tuổi trưởng thành. Việc vận động, tuyên truyền của các ngành chức năng còn hạn chế, chưa có cơ chế chính sách ưu tiên, đãi ngộ thỏa đáng cho lao động qua đào tạo, công tác tư vấn hướng nghiệp của các trường THCS, THPT còn bất cập, chưa có sự gắn kết giữa các trường THCS, THPT với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp…”.
Phân luồng chưa hiệu quả, dẫn đến kết quả tuyển sinh ngày càng èo uột, teo tóp, các trường nghề chật vật tìm người học. Ông Trần Văn Trung, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh, tâm sự: “Ngành giáo dục và đào tạo tuyển 85% học sinh sau THCS vào các trường THPT, số còn lại chỉ 15% các em sẽ được phân luồng theo học nghề, học giáo dục thường xuyên, đi làm hoặc nghỉ học… vì vậy, công tác phân luồng đến nay vẫn chỉ đạt 3,5% cũng là điều dễ hiểu”.
Cùng chung nỗi lo khi không thu hút được học sinh học nghề, ông Lê Văn Phi, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh, nói: “Việc nhận thức chưa được cao về học nghề cũng là một trong những trở ngại rất lớn trong công tác phân luồng. Dù chúng tôi đã cố gắng tìm hướng giải quyết đầu ra, ký kết đào tạo lao động, nhưng không tìm được người học thì cũng không làm được gì”.
Giải pháp có, nhưng…
Các trường THCS đã lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ để hướng nghiệp cho các em. Ông Đặng Thanh Ty, Hiệu trưởng Trường THCS Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, cho biết: “Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch hướng nghiệp cho các em. Thường công tác hướng nghiệp ở trường sẽ do ban giám hiệu, giáo viên chuyên làm công tác hướng nghiệp và giáo viên chủ nhiệm thực hiện”.
Là trường nằm gần các công ty, xí nghiệp nên công tác định hướng cho học sinh học nghề sau THCS là cần thiết với Trường THCS Phú Hữu, huyện Châu Thành. Ông Huỳnh Văn Thưởng, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch: “Do học sinh THCS còn nhỏ nên đa phần các em học gì đều phải do gia đình lựa chọn. Trong các lần họp phụ huynh chúng tôi cũng lồng ghép tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp để thay đổi nhận thức trong phụ huynh luôn”. Tuy nhiên, qua các lần khảo sát nguyện vọng của học lớp 9 của trường, có gần 80% học sinh chọn vào học THPT, số học sinh chọn vào học nghề thường rất ít. Em Võ Văn Hào, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Phú Hữu, nói: “Bạn bè của em ai cũng vào trường phổ thông, em cũng muốn học giống các bạn”.
Đi học nghề hiện nay với học sinh hoàn thành chương trình THCS có nhiều hỗ trợ, điển hình như miễn học phí 100%, được vay vốn, ở ký túc xá…, nhưng chính vì tuyên truyền chưa sâu, nên học nghề chưa được học sinh chú ý và đi học nghề vẫn được các em xem là thua sút bạn bè.
Nằm ngay trung tâm của huyện Vị Thủy, Trường THCS Ngô Quốc Trị có 36 lớp với 1.385 học sinh đang theo học. Dù công tác phân luồng học sinh sau THCS đã được thực hiện trong nhiều năm qua, nhưng kết quả thực hiện của trường chưa hiệu quả. Theo thống kê, hàng năm khoảng 90% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS của trường chọn vào các trường THPT. Ông Cao Thanh Sơn, Hiệu trưởng nhà trường, bộc bạch: “Trong quá trình giảng dạy, nhà trường cũng lồng ghép hướng nghiệp để định hướng cho các em vào học nghề. Nhà trường cũng rất muốn thực hiện công tác phân luồng đạt chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, nhiều khi hướng nghiệp các em lại hỏi: “Thầy ơi, học nghề chắc ra trường sẽ có việc làm không thầy? Những lúc như thế chúng tôi cũng không biết trả lời các em như thế nào nữa”.
Ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho hay: “Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng trực tiếp đến các trường THCS, THPT để làm công tác tư vấn tuyển sinh cho các em học sinh. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang trong công tác tuyển sinh để góp phần làm tốt công tác phân luồng”. |
Khoảng 1.200 em sẽ được phân luồng vào học ở hệ GDTX và các trường nghề Theo phương án tuyển sinh năm học 2017-2018 đã được các trường THCS gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo, dự kiến sẽ có khoảng 9.300 học sinh sẽ tốt nghiệp THCS. Theo đó, các trường THPT sẽ lấy vào trên 7.000 học sinh và khoảng 1.200 em sẽ được phân luồng vào học ở hệ GDTX và các trường nghề (huyện Phụng Hiệp sẽ có khoảng 269 em, thành phố Vị Thanh 77 em, huyện Vị Thủy 84 em, huyện Long Mỹ 29 em, thị xã Long Mỹ 272 em, thị xã Ngã Bảy 16 em, huyện Châu Thành là 112 em và huyện Châu Thành A là 368 em), nhưng bao nhiêu học sinh đi học nghề vẫn còn là ẩn số. |
Bài, ảnh: MỸ XUYÊN
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接