当前位置:首页 > Cúp C1

【bongda wap vn】Nhà máy Thủy điện Nậm Pạc 2 bắt đầu hòa lưới điện quốc gia

Dự án Nhà máy Thủy điện Nậm Pạc 1&2 do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Thủy điện - đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Kosy làm chủ đầu tư,àmáyThủyđiệnNậmPạcbắtđầuhòalướiđiệnquốbongda wap vn được xây dựng trên địa bàn các xã Nậm Xe và xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, có tổng công suất lắp máy 34 MW, với tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng.

{ keywords}
Một đập nước của nhà máy Thuỷ điện Nậm Pạc 2

Khi đi vào vận hành, nhà máy Thủy điện Nậm Pạc 1 & 2 sẽ cung cấp sản lượng điện trung bình khoảng 150 triệu kWh/năm, giúp bổ sung nguồn điện thiếu hụt cho miền Bắc và đáp ứng nhu cầu phụ tải điện của tỉnh Lai Châu, từ đó đóng góp vào ngân sách địa phương hàng chục tỷ đồng mỗi năm, mang lại việc làm ổn định, tăng thu nhập cho hàng trăm công nhân, kỹ sư là đồng bào địa phương.

Nhà máy Thủy điện Nậm Pạc được thiết kế xây dựng theo dạng thủy điện đường dẫn với quy mô xây dựng bao gồm 4 con đập dâng nước, loại đập bê tông cốt thép trọng lực với chiều cao lớn nhất là 25 m, chịu được động đất cấp 7. Hệ thống có đường kênh chuyển nước dài 500 m, dẫn nước bằng 7 km đường hầm, gia cố bê tông cốt thép vĩnh cửu kết hợp với các đoạn chuyển nước hở bên ngoài là các đường ống thép chịu được áp lực cao, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho dân cư sinh sống ở vùng hạ du. Bên cạnh đó, nhà máy sử dụng turbine Franciss, bao gồm 4 tổ máy với 2 tổ máy trục đứng, công suất 9 MW/tổ và 2 tổ máy trục ngang, công suất 8 MW/tổ.

{ keywords}
 Ông Nguyễn Đức Doanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kosy cùng đội vận hành nhà máy Thuỷ điện Nậm Pạc điều hành công tác phát điện

Để phục vụ công tác vận chuyển và lắp đặt, công trình Thủy điện Nậm Pạc đã nâng cấp đường sá, cầu cống trong khu vực khi cải tạo 19 km đường liên xã; 6 km đường liên bản tính từ thị trấn Mường So đi xã Nậm Xe và xã Sin Súi Hồ và làm mới 11 km đường vào nhà máy.

Ông Vũ Đức Hàm, Giám đốc Ban QLDA Thủy điện Nậm Pạc chia sẻ: “Hệ thống đường xung quanh nhà máy Thủy điện Nậm Pạc đều được nâng cấp, 3 khu vực trước đây phải lội qua suối, nay đã được xây ngầm tràn, cống, bằng bê tông vững chắc, đi lại thuận tiện, tránh nguy hiểm khi đồng bào và phương tiện phải qua suối trong mỗi mùa mưa lũ hằng năm”.

Bên cạnh đó, khi đi vào vận hành, nhà máy Thủy điện Nậm Pạc sẽ tạo ra một diện tích mặt hồ rộng khoảng 18 ha. Đây là yếu tố thuận lợi, tạo điều kiện để hình thành và phát triển các cơ sở nuôi cá nước lạnh có hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ đó mở ra hướng đi mới trong việc phát triển nuôi cá lồng bè trên các hồ thủy điện, để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Ngoài ra, hệ thống các đập ngăn nước hàng năm từ hồ chứa nước này của nhà máy Thủy điện Nậm Pạc sẽ cung cấp một lượng nước đáng kể cho nhu cầu sử dụng nước phục vụ nông nghiệp, thủy lợi, bổ sung nước tưới cho hàng chục ha lúa mùa của xã Sin Súi Hồ, xã Nậm Xe, cấp nước sinh hoạt cho đời sống người dân trong vùng.

{ keywords}
 Ban quản lý Nhà máy Thuỷ điện Nậm Pạc 2 kiểm tra công tác phát điện tại trạm biếp áp

Ông Nguyễn Đức Doanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Kosy cho biết: “Những khó khăn do dịch bệnh và thời tiết gây ra đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc cung cấp thiết bị, thi công và nghiệm thu dự án. Ban QLDA Thủy điện Nậm Pạc cùng các nhà thầu đã nỗ lực ngày đêm vượt qua mọi thử thách, linh hoạt ứng phó với tình hình thực tế, bám sát thực địa để đưa dự án về đích. Động lực lớn lao dẫn lối chúng tôi chính là thành quả của ngày về đích, đem lại ánh sáng cho đồng bào miền núi nơi đây, góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng và các khu vực lân cận”.

Tập đoàn Kosy - chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Nậm Pạc được biết đến là một nhà phát triển đô thị và năng lượng tái tạo tại nhiều tỉnh thành. Cũng trong lĩnh vực thủy điện, tháng 5/2021 vừa qua, Tập đoàn Kosy đã khởi công xây dựng dự án thủy điện Pa Vây Sử (50,5 MW) tại Phong Thổ, Lai Châu và dự án thủy điện Mường Tùng (32 MW) tại Mường Chà, Điện Biên. Hai dự án có tổng mức đầu tư 2.800 tỷ đồng, sẽ hoàn thành, phát điện, hòa lưới điện quốc gia trước ngày 30/9/2023. Mục tiêu tới năm 2025, mỗi năm Tập đoàn Kosy sẽ khởi công mới một số dự án thủy điện có công suất từ 80 - 100 MW. Bên cạnh đó, Kosy cũng đang chuẩn bị kế hoạch để triển khai một số dự án thuỷ điện tích năng có công suất lớn, mỗi dự án trên 1.000 MW.

Ngoài ra, Kosy Group cũng đang đầu tư phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời... Ngày 30/10/2021, Tập đoàn Kosy chính thức đưa nhà máy Điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 (40,5 MW) vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia.

Trong lĩnh vực bất động sản, mục tiêu năm 2022 và các năm tiếp theo, Tập đoàn Kosy cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất, khởi công nhiều dự án quy mô lên đến hàng trăm ha tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Lệ Thanh

分享到: