【kèo manchester city】Dịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp lo phá sản

 人参与 | 时间:2025-01-11 00:18:17

bieu

Kết quả kiến nghị từ phía DN mong Chính phủ tập trung ưu tiên hỗ trợ

Theịchbệnhkéodàinhiềudoanhnghiệplophásảkèo manchester cityo một kết quả khảo sát nhanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện, gần 74% DN cho biết có nguy cơ phá sản nếu dịch kéo dài 6 tháng.

1,8% DN có doanh thu tăng do dịch bệnh

Cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 3 với 1.200 DN tham gia, trong đó 75% là DN vừa và nhỏ. Theo cuộc khảo sát này, nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, tỷ lệ DN có doanh thu bị giảm trên 50% chiếm hơn 60%; doanh thu giảm từ 20 - 50% chiếm gần 29%; chỉ có 1,8% số DN được hỏi nhận được tác động tích cực lên doanh thu do dịch bệnh. Những DN có doanh thu tăng chủ yếu là những DN sản xuất nguyên liệu, vật tư trong nước.

Cũng theo kết quả khảo sát nhanh, nếu dịch bệnh Covid-19 kéo dài 6 tháng thì gần 74% số DN trả lời có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng các chi phí khác.

Những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi dịch bệnh là du lịch, giáo dục và những DN có sử dụng nhiều lao động, đồng thời có nguồn nguyên liệu hay thị trường xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khá lớn.

Theo báo cáo của Cục Công nghiệp, ngành dệt may và da giầy nhập khẩu 60,91% vải, 57,39% xơ sợi, 43,67% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc năm 2019. Đa số các DN này chỉ dự trữ nguyên liệu tới đầu tháng 3/2020, một số có thể đến đầu tháng 4/2020. Ngành chế biến gỗ, sản xuất giường tủ, bàn ghế thì chịu ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu do hoạt động thương mại với Trung Quốc bị hạn chế. Cũng theo báo cáo của Cục Công nghiệp, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ 60 - 70% tổng lượng dăm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đi, 67% tổng số giấy xuất khẩu. Do đó, khả năng các DN này tạm ngừng sản xuất là rất lớn, có thể ảnh hưởng đến nhiều triệu lao động, chứ không chỉ riêng thiệt hại của DN.

Hàng triệu lao động có nguy cơ thất nghiệp

Còn với lĩnh vực giáo dục, theo kiến nghị thư của tập thể giáo dục ngoài công lập ngày 3/3/2020: “Nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát bị sụt giảm doanh số trên 50% và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi. Nếu chỉ cần 1.000 trung tâm ngoại ngữ đóng cửa thì hàng nghìn tỷ đồng sẽ bị mất trắng và hơn 30.000 lao động, trong đó có các thầy cô giáo, nhân viên, bảo vệ, lao công sẽ mất việc. Nếu bị phá sản hoặc mất thanh khoản, chỉ tính tại 200 trường phổ thông tư nhân quy mô vừa ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì sẽ có hàng nghìn giáo viên mất việc, hàng nghìn tỷ tiền vay ngân hàng sẽ không được trả đúng hạn. Đấy là chưa kể sẽ có hàng nghìn giáo viên nước ngoài tại các trung tâm tiếng Anh và trường tư sẽ mất việc. Nếu họ chọn rời khỏi Việt Nam thì chi phí để tuyển dụng họ quay trở lại sẽ vô cùng lớn.” Như vậy, những tác động xấu đến xã hội do dịch bệnh Covid-19 gây ra cũng không kém so với tác động về mặt kinh tế.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phát triển mạnh vừa qua, nhìn chung các DN hoàn toàn ủng hộ và đánh giá cao việc Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành kịp thời phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 để đảm bào an toàn cho người dân.

Qua cuộc khảo sát, các CEO (giám đốc điều hành) cũng chia sẻ những nỗ lực, những biện pháp mà DN đã chủ động thực hiện để đối phó với tình hình dịch bệnh cũng như chèo lái việc kinh doanh của DN mình.

Giải pháp trước mắt mà nhiều DN thực hiện là cắt giảm lao động, gần 39% số DN được hỏi áp dụng biện pháp này. Điều này có thể giúp DN ứng phó với dịch bệnh, giúp DN cắt giảm phần nào chi phí lao động. Nhưng việc này cũng lại để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế là có thể có hàng trăm nghìn người mất việc làm, gây bất ổn trong xã hội. Bên cạnh đó, có gần 21% DN trả lời cho biết, họ đang sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất nhưng các DN cũng chia sẻ là rất khó để cắt giảm chi phí nguyên liệu đầu vào do nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế, các nguồn cung thay thế lại không dễ dàng để tìm ra ngay. Gần 4% số DN trả lời khảo sát cho biết, họ đã thực hiện biện pháp tạm dừng kinh doanh và cũng gần 4% số DN cho lao động nghỉ không lương.

DN còn bị động trong ứng phó với dịch bệnh

Một số liệu đáng chú ý là 19% số DN trả lời khảo sát nhanh cho biết hiện chưa có giải pháp gì để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh. Sự bị động của các DN phần nào phản ánh năng lực còn hạn chế của khối DN nhỏ và vừa và cũng là chỉ số cảnh báo sớm cho các khủng hoảng có thế xảy ra sau dịch.

Trong nhóm có phản ứng chủ động và sáng tạo, một số DN đã tích cực tìm thị trường mới (7,2% số DN trả lời sử dụng biện pháp này) hay nâng cao chất lượng phục vụ (2,4%) và tranh thủ thời gian này để đào tạo lại nhân viên (1,7%).

Về việc phòng dịch để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ có 5,2% số DN trả lời cho biết, họ chủ động phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Đây là một trong những nội dung DN cần tích cực hơn nữa bởi việc phòng chống dịch bệnh không chỉ cần sự nỗ lực của Chính phủ mà cần sự chung tay của toàn xã hội.

Trước những khó khăn vô cùng to lớn mà các DN tại Việt Nam đang phải đối mặt do dịch Covid-19 gây ra, các DN cũng đồng thời đề xuất một số kiến nghị lên Chính phủ.

Ba giải pháp trước mắt mà các DN đề xuất nhiều nhất và mong Chính phủ ưu tiên tập trung hỗ trợ đó là: Chính phủ thực hiện chính sách riêng đối với các DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, để DN được giảm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng, các loại thuế khác và cho phép miễn tiền nộp chậm thuế; đồng thời cho phép miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh (đề xuất này chiếm 42,9% số ý kiến DN trả lời); hỗ trợ vốn vay ưu đãi với DN bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch (chiếm 41,2% ý kiến); giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay (29,2%).

Bên cạnh đó các DN cũng đề cập đến các giải pháp khác như Chính phủ thực hiện các gói kích cầu, mở cửa thông quan để nhập nguyên liệu đầu vào, cung cấp thông tin minh bạch, tạo niềm tin cho người dân và DN, giảm giá điện nước...

D.A

顶: 22961踩: 17611