【kết quả bóng đá mexico 2】Tổ chức lại bộ máy kiểm tra sau thông quan
Cục trưởng Cục KTSTQ (Tổng cục Hải quan) Dương Phú Đông cho biết, một trong những điểm mới quan trọng trong Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn là việc thực hiện nhiệm vụ KTSTQ không chỉ do Cục và các Chi cục KTSTQ ở các địa phương thực hiện như hiện nay mà sẽ có sự tham gia của cả các Chi cục Hải quan. Để thực hiện quy định mới này, lãnh đạo Cục KTSTQ đã làm việc với Vụ Tổ chức cán bộ (Tổng cục Hải quan) để thảo luận các giải pháp thực hiện. Một trong những vấn đề đặt ra là sắp xếp, tổ chức lại bộ máy của lực lượng làm công tác “hậu kiểm”.
Theo đó, đối với Cục KTSTQ, sẽ hình thành 3 Chi cục KTSTQ ở các khu vực (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và 5 phòng tham mưu. Trong đó, các Chi cục sẽ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, còn các phòng sẽ thực hiện chức năng tham mưu. Đối với các Cục Hải quan địa phương, theo định hướng sẽ thành lập Đội KTSTQ ở những Chi cục (Chi cục Hải quan cửa khẩu và ngoài cửa khẩu- nơi làm thủ tục cho DN) có khối lượng công việc lớn (số lượng DN quản lý, số tờ khai, kim ngạch XNK…), ví dụ như Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cát Lái (TP.HCM); với những Chi cục khối lượng công việc ít hơn sẽ hình thành bộ phận KTSTQ thuộc Đội Quản lý thuế hoặc Đội nghiệp vụ tùy thuộc vào tình hình thực tế ở từng đơn vị. Đặc biệt, một điểm quan trọng nữa là có thể giải thể một số Chi cục KTSTQ ở những đơn vị có khối lượng công việc ít.
Với định hướng như trên, câu hỏi được đặt ra là các Chi cục KTSTQ ở các khu vực trực thuộc Cục KTSTQ sẽ thực hiện việc kiểm tra như thế nào để tránh “dẫm chân” lên nhiệm vụ của Hải quan địa phương? Với các Cục Hải quan phải giải thể Chi cục KTSTQ, nhiệm vụ “hậu kiểm” được thực hiện thế nào?
Giải đáp băn khoăn trên của phóng viên, ông Dương Phú Đông cho biết, các Chi cục KTSTQ khu vực chỉ tập trung kiểm tra các đối tượng DN lớn, các vụ việc phức tạp. Do đó, sẽ không có sự chồng lấn về nhiệm vụ với lực lượng “hậu kiểm” ở Hải quan địa phương. Đối với những đơn vị sẽ giải thể Chi cục KTSTQ, nhiệm vụ này sẽ được chuyển cho các Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục, những vụ việc phức tạp sẽ do các Chi cục KTSTQ khu vực của Cục thực hiện. Theo ông Dương Phú Đông, việc sắp xếp về cơ cấu tổ chức như đề cập ở trên vừa đảm bảo thực hiện các quy định mới của Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn, đồng thời cũng phù hợp với định hướng, mục tiêu của Đề án “Tăng cường năng lực KTSTQ đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020” (được Bộ Tài chính phê duyệt theo Quyết định 1202/QĐ-BTC ngày 24-5-2013) để nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ trong thời gian tới. Cục KTSTQ sẽ tăng cường công tác đào tạo, tập huấn để hướng dẫn, hỗ trợ các Cục Hải quan địa phương nắm bắt, triển khai nhiệm vụ “hậu kiểm” cho các đơn vị, các CBCC trong giai đoạn đầu tiếp cận nhiệm vụ.
Bên cạnh nội dung nêu trên, theo lãnh đạo Cục KTSTQ, đơn vị cũng đã nghiên cứu, tham mưu trình lãnh đạo Tổng cục Hải quan ban hành quy trình nghiệp vụ mới về công tác KTSTQ thay thế các quy trình trước đây để hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn Ngành (quy trình vừa được Tổng cục Hải quan ban hành theo Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14-5-2015). Quy trình nghiệp vụ mới về công tác “hậu kiểm” là bộ khung nghiệp vụ quan trọng đặc biệt với các Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục- những đơn vị mới bắt đầu tiếp cận với công tác KTSTQ. Bởi thông qua quy trình này, các nghiệp vụ chuyên sâu được hướng dẫn, phân tích rõ ràng, chi tiết giúp cho Hải quan địa phương dễ nắm bắt, triển khai.
Theo Cục trưởng Cục KTSTQ Dương Phú Đông, để thực hiện hiệu quả các nội dung mới về công tác KTSTQ và triển khai các chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đối với lực lượng “hậu kiểm” trong năm 2015, từ đầu năm đến nay, lãnh đạo Cục KTSTQ trực tiếp làm việc với các đơn vị Hải quan địa phương lớn để tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị của lãnh đạo Cục trong thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng này.