当前位置:首页 > Cúp C2

【ty so bong da y】GWEC kêu gọi Việt Nam gia hạn biểu giá FIT của điện gió

Trình Thủ tướng Dự thảo Quy hoạch điện VIII vào cuối tháng 10
Điện gió,êugọiViệtNamgiahạnbiểugiáFITcủađiệngióty so bong da y điện mặt trời ồ ạt vận hành, lại lo “tắc” khâu truyền tải
Điện năng lượng tái tạo tăng nhanh, "lo sốt vó" giải tỏa công suất
4158 yiyn gio
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Một liên minh của ngành công nghiệp điện gió đứng đầu là Hiệp hội Điện gió Toàn cầu (GWEC) ngày 23/9 đã gửi thư kêu gọi Chính phủ Việt Nam gia hạn biểu giá FIT áp dụng cho điện gió.

Theo đánh giá của GWEC, Việt Nam là thị trường năng lượng gió phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, với công suất lắp đặt trong đất liền và trên biển đạt 500 MW, cùng với 4 GW sẽ được kết nối thêm từ nay tới năm 2025.

Tuy nhiên, sự quan tâm của các nhà đầu tư đến phát triển dự án điện gió ở Việt Nam đã chậm lại đáng kể trong năm 2020, vì các dự án điện gió trên bờ thường yêu cầu 2 năm để phát triển trong khi đó biểu giá điện FIT hiện tại chỉ áp dụng cho các dự án hoàn thành trước tháng 11/2021.

Do chưa có sự rõ ràng về kế hoạch giá FIT từ năm 2022 trở đi nên các nhà đầu tư phải đối mặt với quá nhiều bất định khi cam kết đầu tư cho các dự án điện gió mới và kết quả là sẽ đẩy lùi mục tiêu của Việt Nam về một tương lai có được nguồn điện sạch, đáng tin cậy và giá phải chăng.

Ông Ben Backwell, Giám đốc điều hành của GWEC nhận định, Việt Nam đã được công nhận là quốc gia dẫn đầu khu vực về năng lượng sạch ở Đông Nam Á và thu hút cam kết đầu tư từ một số doanh nghiệp đẳng cấp thế giới trong lĩnh vực này.

Chính phủ Việt Nam cần tránh làm chậm lại các khoản đầu tư thực sự cần thiết cho ngành này bằng cách gia hạn thời gian áp dụng biểu giá FIT, từ đó đảm bảo các khoản đầu tư dài hạn được thực hiện, tạo ra hàng chục nghìn việc làm có tay nghề cao và cung cấp năng lượng sạch, cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam.

Theo ông Mark Hutchinson, Chủ tịch Nhóm công tác khu vực Đông Nam Á của GWEC, Việt Nam đang trên đà đạt được lợi thế về quy mô và giảm chi phí trong ngành điện gió và đà này cần được duy trì nếu muốn tránh chu kỳ phát triển bùng nổ và suy thoái.

Do quy định về khuôn khổ thời gian thực hiện dự án, chậm trễ trong gia hạn biểu giá FIT dẫn tới nguy cơ xảy ra giai đoạn suy thoái của ngành, khi đó rất ít dự án được kết nối với lưới điện trong giai đoạn 2022 - 2023.

Về lâu dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới nỗ lực giảm chi phí nhờ phát triển chuỗi cung ứng nhất quán, quy mô lớn và kết quả là Việt Nam sẽ có ít năng lượng tái tạo hơn và giá thành sẽ cao hơn.

Liên minh của ngành hiểu rằng Chính phủ Việt Nam đang xem xét việc gia hạn giá FIT hiện hành và đưa ra một biểu giá FIT mới. Chính phủ Việt Nam phải hành động ngay để gia hạn thời gian áp dụng giá FIT cho điện gió và tránh tình trạng chậm trễ kéo dài trong đầu tư và lắp đặt năng lượng sạch trong những năm tới.

Trước đó, vào ngày 29/7 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã gửi tới Bộ Công Thương văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng liên quan tới kiến nghị kéo dài thời gian áp dụng cơ chế giá FIT đối với các dự án điện gió của Bộ Công Thương.

Trong văn bản này, Phó Thủ tướng chưa “chốt” việc có kéo dài ưu đãi cho điện gió hay không. Thay vào đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, thống nhất về phương án cụ thể giải quyết các khó khăn trong đầu tư xây dựng điện gió. Việc này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2020.

Trường hợp cần thiết kéo dài cơ chế giá cố định đối với điện gió, cần sự thống nhất của các bộ ngành về đối tượng áp dụng và báo cáo về dự kiến mức giá cố định áp dụng cho giai đoạn kéo dài.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu cơ chế đấu thầu/đấu giá áp dụng cho các dự án điện gió và sớm triển khai thí điểm cơ chế này để nâng cao tính minh bạch, cạnh tranh, giảm giá mua điện từ các dự án điện gió; báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trong tháng 9/2020.

分享到: