Ông Nguyễn Hữu Năm chỉ vào vết bệnh thối thân,ệuquảkeacutepchămsoacutechữucơcacircysầkq bóng đá hom nay xì mủ trên cây sầu riêng sau khi chữa trị Niên vụ sầu riêng 2018, 5 ha sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Hữu Năm ở thôn 3, xã Long Tân (Phú Riềng) cho năng suất 70 tấn. Những năm trước, tình trạng cây sầu riêng trong vườn của gia đình ông bị thối rễ, xì mủ dẫn đến chết cành rồi chết cả cây không phải là hiếm. Đây cũng là căn bệnh thường gặp ở hầu hết các vườn sầu riêng trên địa bàn tỉnh. Nhiều nhà vườn đổ xô mua thuốc bảo vệ thực vật về đổ xuống gốc với hy vọng chữa được nhưng cây chết vẫn cứ chết. Được sự tư vấn của cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Riềng, thay vì đổ thuốc bảo vệ thực vật xuống gốc, ông Năm dùng phân hữu cơ phối trộn với nấm trichoderma để bón cây trồng. Những cây sầu riêng bị bệnh xì mủ, thối thân, ông dùng thuốc agriphos phối trộn mancozeb với liều lượng gấp 2 lần so khuyến cáo trên bao bì để quét lên thân cây. Bằng cách làm này, những cây sầu riêng thối rễ, thối thân, xì mủ tưởng chừng phải cắt bỏ thì đã được hồi sinh. Mặt khác, cây chưa nhiễm bệnh, gia đình ông dùng thuốc sinh học để phòng. Nhờ vậy, vườn sầu riêng của gia đình ông không bị thất thu, trái sầu riêng được thương lái thu mua giá cao. Các nhà nông học khuyến cáo, cây sầu riêng rất mẫn cảm với các loại thuốc bảo vệ thực vật, nhất là giai đoạn cây đang trong thời kỳ ra hoa, đậu trái. Việc chăm sóc cây sầu riêng bằng phương pháp hữu cơ sẽ giúp đất tơi xốp, giữ được hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng trong đất phát triển, đặc biệt giúp bộ rễ của cây trồng phát triển mạnh, từ đó kháng được các loại nấm, bệnh gây hại cây trồng. Phương pháp hữu cơ không chỉ giúp vườn cây phát triển bền vững mà còn nâng cao giá trị nông sản. Đông Kiểm |