当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【nhan dinh real betis】Một vài quan điểm của liên minh châu Âu về RCEP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,ộtvàiquanđiểmcủaliênminhchâuÂuvềnhan dinh real betis Chủ tịch ASEAN 2020 chứng kiến Lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Hà Nội ngày 15/11. Ảnh minh họa: TTXVN

Liên minh châu Âu (EU) không phải là một bên ký kết RCEP, nhưng đang tập trung sự chú ý sát sao đến hiệp định này. Tạp chí The ASEAN Post vừa có cuộc phỏng vấn ông Igor Driesmans, đại sứ EU tại ASEAN để hiểu rõ hơn quan điểm của EU về RCEP.

Tầm quan trọng

Theo đó, Đại sứ Igor Driesmans ca ngợi hiệp định RCEP là một bước tiến theo hướng tự do thương mại; đồng thời nhấn mạnh rằng, tầm quan trọng của RCEP vượt ra ngoài lợi ích kinh tế đối với các quốc gia thành viên.

Trước hết, đó là một tuyên bố rõ ràng ủng hộ thương mại tự do, mở cửa và công bằng. Trong một môi trường mà một số quốc gia đang tham gia vào chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại, điều quan trọng là có rất nhiều quốc gia khẳng định tầm quan trọng của thương mại tự do và mở cửa, khẳng định họ chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

Thứ hai, RCEP là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy, các quốc gia thành viên ủng hộ thương mại dựa trên quy tắc. Việc có rất nhiều quốc gia cùng nhau đạt được một hiệp định thương mại vững chắc và gắn kết sự hợp tác của họ vào các quy tắc, bản thân điều đó đã là một thành tựu. Xét trên tất cả các khía cạnh, RCEP là một thành công chính trị lớn đối với ASEAN, đại sứ EU tại ASEAN khẳng định.

Thứ ba là lý do tại sao hiệp định này đóng vai trò rất quan trọng. RCEP củng cố vai trò trung tâm của ASEAN. Điều quan trọng cần nhớ chính là: ASEAN là trung tâm của hiệp định. Tổ chức gồm 10 quốc gia thành viên đã đàm phán với tư cách là một khối, không giống như nhiều trường hợp khác, ở đây chỉ có một nhà đàm phán duy nhất trong toàn bộ quá trình. Đó là ông Iman Pambagyo, Chủ tịch Uỷ ban Đàm phán RCEP của ASEAN, Tổng cục trưởng Đàm phán Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia.

Lợi ích đối với EU

Từ quan điểm thực tế, ông Igor Driesmans cho biết, khó để định lượng các lợi ích đối với EU, nhưng “bất cứ điều gì giúp thoát khỏi các hạn chế thương mại trong khu vực đều có lợi cho các doanh nghiệp châu Âu. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu 20 chương của bộ tài liệu đồ sộ bao gồm hơn 500 trang này”.

Đối với khu vực, ASEAN chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này. Các quốc gia như Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đã chứng kiến ​các dòng vốn đầu tư. Giờ đây, họ có khả năng thu hút nhiều đầu tư hơn từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, “mặc dù chúng ta sẽ phải chờ một vài năm để có thể thấy bất kỳ kết quả nào”, Đại sứ nói thêm.

Theo một phân tích của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, lợi ích kinh tế của RCEP đủ để bù đắp những hậu quả của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, và bổ sung thêm 209 tỷ USD hàng năm vào thu nhập thế giới, 500 tỷ USD cho thương mại thế giới đến năm 2030, với phần lớn lợi ích thuộc về các thành viên RCEP.

Ngoài ra, một bước tiến quan trọng đối với thương mại tự do hơn sẽ là sự hài hòa của các quy tắc xuất xứ, các tiêu chí cần thiết để xác định nguồn gốc quốc gia của một sản phẩm. Có nhiều sự khác nhau trong thực tiễn của các Chính phủ liên quan đến các quy tắc xuất xứ; vì vậy, việc RCEP đặt ra khuôn khổ pháp lý để hài hòa các quy tắc là “một bước tiến quan trọng”.

Tiếp đó, ông Igor Driesmans cũng nhấn mạnh cam kết của EU đối với ASEAN và sự tiếp tục tham gia của khối này với toàn bộ khu vực. EU là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính vào ASEAN, và là một trong những đối tác thương mại chính của khối này, với kim ngạch nhập khẩu trị giá 125,1 tỷ euro (tương đương 149,79 tỷ USD) và xuất khẩu sang khu vực này đạt 85,5 tỷ euro (tương đương 102,38 tỷ USD) trong năm 2019.

Tuy nhiên, Đại sứ không nhận thấy EU sẽ sớm tham gia RCEP; ông Igor Driesmans cho rằng: “Trọng tâm của EU là đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương với các quốc gia thành viên ASEAN”. EU hiện có các hiệp định thương mại tự do với 4 thành viên RCEP (bao gồm Singapore, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc) và các cuộc đàm phán đang được tiến hành với một số quốc gia khác (bao gồm Indonesia, Thái Lan, New Zealand và Australia), và đây là nơi mà EU đang tập trung nỗ lực.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

分享到: