Sự thiếu vắng của các nhân sự chủ chốt mà cao nhất là người quản lý doanh nghiệp sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn về mặt tài chính,ảnphẩmnhânvăndànhchocácdoanhnghiệxem ty so bong da hom nay thậm chí đe dọa đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngày 18/1/2015 vừa qua, Giám đốc Công ty CP Tây Đô, một doanh nghiệp kinh doanh gỗ có trụ sở tại Hà Tây trong quá trình giám sát xe nâng gỗ đã gặp tai nạn thương tâm, bị chính chiếc xe nâng đè dẫn đến tử vong. Đây là một mất mát lớn của doanh nghiệp, cũng như dẫn tới khó khăn trong việc thu xếp tài chính cho các khoản vay của DN tại ngân hàng. Trước đó, Công ty CP Tây Đô đã vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng TMCP BIDV Hà Tây từ tháng 9/2014. Khoản vay này được bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) bằng sản phẩm Bảo hiểm cho người quản lý doanh nghiệp. Trong vòng chưa đầy 1 tháng, BIC đã thu xếp chi trả cho Công ty CP Tây Đô toàn bộ số tiền bảo hiểm 4 tỷ đồng. 4 tỷ đồng có thể chưa bù đắp được những mất mát của doanh nghiệp nhưng là một giải pháp ưu việt trong hoàn cảnh này để Công ty CP Tây Đô nhanh chóng ổn định hoạt động, đặc biệt là hỗ trợ thu xếp các khoản vay của công ty từ ngân hàng để trở lại kinh doanh bình thường. Ông Hoàng Phú Chinh, tân Giám đốc của Công ty CP Tây Đô tại lễ nhận tiền bồi thường từ BIC đã gọi BIC Bảo An là “cứu cánh” của doanh nghiệp, giúp Công ty CP Tây Đô vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được gánh nặng đối với khoản vay ngân hàng. Không chỉ được khách hàng đánh giá cao, chính các ngân hàng cũng thừa nhận ý nghĩa của sản phẩm đối với hoạt động của mình. Ông Trịnh Minh Tâm, Giám đốc Chi nhánh BIDV Hà Tây khẳng định với sự có mặt của BIC Bảo An, đối với doanh nghiệp không những có thể được san sẻ gánh nặng thu xếp tài chính cho khoản vay tại ngân hàng mà đối với BIDV có thể yên tâm trước những khoản vay sẽ khó khăn trong việc trả nợ khi bị biến động, mất mát nhân sự cao cấp. Theo các chuyên gia trong ngành, tuy mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhưng sản phẩm lại chưa được đón nhận nhiệt tình. Một thống kê nhanh từ BIC cho thấy, trong số 750.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường thì tỷ lệ có tham gia bảo hiểm cho nhà quản lý chưa tới 1%. Tại BIC, một trong những doanh nghiệp bảo hiểm tích cực nhất trong việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường, lãnh đạo BIC cũng phải thừa nhận là doanh thu từ sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, chỉ đóng góp một phần vô cùng khiêm tốn trong doanh thu phí từ kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng. Ông Trần Hoài An, Tổng Giám đốc BIC cho biết, hiện BIC đang chấp nhận lỗ kinh doanh sản phẩm này bởi tính nhân văn và ý nghĩa của sản phẩm đối với các doanh nghiệp cũng như ngân hàng và kỳ vọng vào sự phát triển của sản phẩm trong tương lai. Tổng Giám đốc BIC cho biết thêm, do đặc thù được phân phối qua ngân hàng, nên khi không may rủi ro xảy ra, việc hoàn thiện hồ sơ bồi thường sẽ diễn ra rất nhanh bởi toàn bộ hồ sơ của khách hàng đã được ngân hàng lưu trữ đầy đủ. Điều này sẽ giúp khách hàng sớm nhận được khoản tiền bồi thường để khắc phục rủi ro. Được biết, sắp tới, sản phẩm BIC Bảo An sẽ được mở rộng quyền lợi với việc điều chỉnh biểu phí phù hợp hơn, mở rộng giới hạn bảo hiểm, không chỉ dừng ở tử vong do bệnh tật, tai nạn như hiện tại, mà mở rộng sang cả chăm sóc y tế. Trong số các doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm này ra thị trường, BIC Bảo An đang có mức chi trả bảo hiểm cao nhất - tối đa 4 tỷ đồng./. Bài và ảnh: H.C |