【giá đồng mx hôm nay】Thăng trầm nghề “giữ nhịp thời gian”
Tôi đem một cái đồng hồ cũ, bị giãn dây cho người thợ sửa đồng hồ ở góc chợ mà người Cà Mau hay gọi là chợ Ngã Năm (đường Đề Thám, Phường 2, TP Cà Mau) cắt bớt vài mắc. Định bụng là gửi đó và để lại số điện thoại, khi nào xong người thợ sẽ gọi. Người thợ với ánh mắt bừng sáng nói: "Cô ngồi đây đợi, tôi sửa lấy liền, sáng giờ có ông bạn lại chơi với cô là khách thôi đó. Mừng quá, vừa đọc hết hai tờ báo thì có việc để làm rồi". Một thời hoàng kim Chăm chút từng công đoạn cho cái đồng hồ của tôi, chủ tiệm sửa đồng hồ Minh Tâm khoe: "Từ hồi vào nghề tới giờ tính ra cũng hơn 30 năm gắn bó đi về với chỗ này. Khách hàng thành bạn bè hồi nào cũng không hay". Tên đầy đủ của chủ tiệm là Nguyễn Văn Dũng, ngụ đường Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau, trạc ngoài 60 tuổi. Nói tiệm cho sang chứ thật ra chỉ là một cái tủ kính nhỏ, đủ để “phù thuỷ” của cổ máy thời gian để các vật dụng của mình, vỏn vẹn 2 cái ghế nhựa để các thượng đế có nơi chờ đợi. Đó cũng là cách ông và những “đồng nghiệp” của ông sống với nghề sửa đồng hồ qua bao năm tháng. Có những vật dụng được truyền từ đời ông cha cho con cháu, tính ra tuổi thọ bộ đồ nghề còn hơn cả chủ nhân của nó. Ông Dũng kể: "Tôi đến với nghề như một cái duyên. Hoàn cảnh khó khăn, phải nghỉ học từ sớm. Chú tôi có kinh nghiệm sửa đồng hồ nên chỉ dạy lại cho tôi. Theo đó, tôi mày mò phát triển thêm. Rồi tôi quyết định sắm một cái tủ để “ra nghề” năm 1979 và theo đến tận bây giờ". Lúc đầu, tiệm sửa đồng hồ của ông Dũng nằm ở góc đường Trưng Nhị, Phường 2, rồi sau hơn chục lần dời đổi, chỗ hiện tại là nơi “nương náu” lâu nhất. Ông Dũng bộc bạch: "Lúc mới ra nghề, có ngày không có cái đồng hồ nào để sửa, đắt lắm cũng chỉ có 2-3 cái. Bởi lẽ, đồng hồ là vật xa xỉ, giá một cái tới mấy trăm giạ lúa, đâu phải chỉ vài chục ngàn đồng là mua được như bây giờ". Khoảng 20 năm bám trụ, nghề sửa đồng hồ bắt đầu khởi sắc vì có đồng hồ của Thái Lan du nhập, bền bỉ mà giá cả phải chăng. Người sửa đồng hồ cũng từ đó nhiều hơn. Ông Dũng kể: "Những năm 90 là thời hoàng kim của nghề sửa đồng hồ. Nhờ nó mà cuộc sống gia đình ổn định, các con tôi có điều kiện ăn học đến nơi đến chốn". Không xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn như ông Dũng, ông Lê Vạn Long, 63 tuổi, ngụ Phường 9 cũng ra tiệm sửa đồng hồ nhưng ở vị trí đắc địa hơn ông Dũng. Tủ sửa đồng hồ của ông Long ở đường Trưng Trắc, ngay “xóm” sửa đồng hồ dưới chân cầu Cà Mau. Gọi là đắc địa hơn vì người xưa thường nói “Buôn có bạn, bán có phường”. Ông Long trần tình: "Tôi từng tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Cần Thơ rồi về làm ở Bạc Liêu, nhưng cuộc sống trắc trở, tôi thử sức với nghề sửa đồng hồ do thấy thị hiếu thời bấy giờ. Vốn có khiếu về khoa học, cộng với ham mê học hỏi nên tôi “nắm nghề” khá nhanh. Tính ra tôi sống với nghề này cũng hơn 20 năm". Sửa đồng hồ kiếm cả cây vàng mỗi tháng là câu nói vui để miêu tả sự hưng thịnh của ông Dũng, ông Long và những người thợ chung nghề sửa đồng hồ những năm 1990-2000. Vì ngoài sửa chữa, người thợ còn thu mua đồng hồ cũ về tân trang, bán lại. Hơn nữa, ở khắp cả tỉnh, người ta chỉ tin tưởng mang ra tận chợ Cà Mau sửa thì mới yên tâm. Ông Trần Na Xil, Phường 7, TP Cà Mau, chia sẻ: "Hồi trước nhà tôi ở huyện Đầm Dơi, nhưng mỗi lần sửa đồng hồ tôi phải tìm những thợ có uy tín ở chợ Phường 2, chứ không dám giao cho những thợ ở nơi khác vì một chiếc đồng hồ thời đó đáng giá vài chỉ vàng". Chính nhờ nghề sửa đồng hồ đã có thời kỳ rất hưng thịnh mà con cái của ông Dũng, ông Long và nhiều thợ sửa đồng hồ lân cận được học hành tới nơi tới chốn, cuộc sống gia đình ổn định hơn. Cố gắng níu nghề Quãng thời gian điện thoại di động rồi đồng hồ thông minh ra đời cũng là thời kỳ “khủng hoảng” của nghề sửa đồng hồ. Điện thoại có hiển thị ngày giờ, có báo thức làm thói quen đeo đồng hồ của mọi người ít dần lại. Đồng hồ thông minh tích hợp những chức năng theo dõi sức khoẻ, sử dụng pin sạc và kết nối với điện thoại là những phát minh tuyệt vời nhưng lại làm khó những ông thợ sửa đồng hồ “già cỗi”. Đồng hồ thời nay chỉ mang tính thời trang, thể hiện đẳng cấp chứ không còn là nhu cầu thiết yếu. Ông Nguyễn Văn Dũng thông tin: "Khách hàng bây giờ chỉ đến thay pin hoặc sửa những món lặt vặt. Đa phần đồng hồ bây giờ có chính sách bảo hành, phụ kiện chính hãng, người sử dụng yên tâm hơn là những thợ sửa “dạo” như tụi tôi. Cùng chung quan điểm đó, ông Long thông tin: "Tụi tui giờ chỉ sống nhờ vào thay pin, lời ít chục ngàn mỗi cái. Đồng hồ bây giờ nhiều loại sử dụng pin sạc, mà thợ nhỏ lẻ như tôi cũng không đủ trình độ để sửa chữa những loại đồng hồ đó". Không chỉ chịu sức ép của thời cuộc mà những thợ sửa đồng hồ còn chịu sức ép cạnh tranh. “Xóm” sửa đồng hồ ngày trước chỉ lác đác vài người, giờ đã hơn chục, tủ sửa đồng hồ mọc ven đường nhiều vô số kể. Bên cạnh đó, trước mỗi tiệm kinh doanh đồng hồ đều có kèm theo một người chuyên làm “dịch vụ” sửa chữa đồng hồ, còn với đồng hồ đắt tiền, người ta lại thích gửi bảo hành chính hãng. "Sửa đồng hồ không có mùa “đắt hàng”, cũng không ăn theo được những dịp lễ, tết. "Cái đồng hồ hết pin, người ta vẫn có thể đeo cho thời trang mà không cần thiết phải sửa ngay vì đã có điện thoại di động, có thể xem giờ thay thế được", ông Dũng cười ngao ngán. Theo nghề mấy mươi năm, đa phần thợ sửa đồng hồ đều có tuổi, cộng với nắng, mưa giữa những khu “chợ trời” nên khi nghề này bị “thoái trào”, người thợ đa phần níu giữ nghề bằng tình yêu, số khác cố gắng cầm chừng để duy trì cuộc sống. “Chúng tôi sống lây lất qua ngày, lắm lúc muốn đổi nghề nhưng lớn tuổi rồi, xin việc đâu ai nhận”, ông Dũng tiếp lời. Thợ sửa đồng hồ không có trường lớp đào tạo, họ chỉ truyền nghề bằng cách thầy có kinh nghiệm dạy cho trò nhưng dựa trên thực tại, người ta lại thích học sửa điện thoại, sửa máy tính hơn là sửa đồng hồ, vì nó không còn hợp thời. Sự phát triển của xã hội làm những nghề cũ mất dần trước những nghề mới. Sửa đồng hồ cũng không ngoại lệ. Ông Dũng trần tình: "Con cái tôi không theo nghề của cha, người hỏi học sửa đồng hồ vài năm nay cũng không còn. Tôi ngồi ở góc đường này để ngắm nhìn cuộc sống và kiếm niềm vui từ cái nghề hết thời này”. Hơn một tiếng từ lúc tôi ngồi trò chuyện cùng người thợ sửa đồng hồ ở góc đường Đề Thám, may mắn có được một “khách hàng thân thiết” đến lấy chiếc đồng hồ gửi sửa vài hôm trước. Gọi là thân thiết vì sửa đồng hồ rồi thành bạn, tin tưởng gửi đồng hồ cho phù thuỷ thời gian giữ hẳn mấy ngày. Xong xuôi, ông thợ già cũng bắt đầu cặm cụi dọn dẹp, kết thúc một ngày vất vả trong guồng quay mưu sinh./. Thảo Linh(CMO) Từng hưng thịnh, thậm chí là nguồn sống chính của nhiều gia đình, nhưng nghề sửa đồng hồ giờ đây chỉ còn níu chân những người thợ yêu nghề hoặc cố gắng cầm chừng để duy trì cuộc sống.
Người thợ sửa đồng hồ Nguyễn Văn Dũng với hơn 30 năm trong nghề.
相关推荐
-
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
-
Rà soát cắt, chuyển vốn của 17 dự án vay vốn WB có vấn đề về giải ngân
-
Nghị quyết 35/NQ
-
Nữ y tá hôn bạn trai qua tấm kính cách ly virus corona gây xúc động mạnh
-
Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
-
WHO ra khuyến cáo mới về đeo khẩu trang chống virus corona
- 最近发表
-
- Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- Người 'siêu lây nhiễm' ở Hàn Quốc khiến 38 người mắc Covid
- 120 phút căng thẳng cứu thanh niên 18 tuổi bị đâm thủng tim ngày mùng 5 Tết
- WHO khuyến cáo cách phòng ngừa và kiểm soát virus corona ngay tại nhà
- TP.HCM sẽ xử lý dứt điểm vụ bức tường giữa 2 khu dân cư cao cấp
- Giá vàng đang tăng rất nhanh
- Tác hại khôn lường của thuốc giả
- Không cần mổ, bác sĩ rút mảnh gỗ từ bụng qua da cho nam thanh niên
- 200 phần quà tết tặng người dân xã Đồng Nai
- Hỗ trợ 560 triệu USD cho Đồng bằng sông Cửu Long
- 随机阅读
-
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- Gắp viên pin đang oxy hóa ra khỏi dạ dày bé gái 16 tháng tuổi
- Cơ sở thẩm mỹ truyền trắng, tiêm filler làm đẹp trái phép ở TP.HCM
- Lần đầu tiên ngành nông nghiệp không tăng trưởng
- Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- Mỹ xuất hiện trường hợp nhiễm virus corona không rõ nguồn lây
- Li Zhichao bệnh nhân nhiễm corona đầu tiên: Con virus nó yếu lắm bạn có thấy tôi khỏe mạnh
- Học làm pháo trên Youtube, nam sinh 15 tuổi phải cắt cụt bàn tay
- Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- Giá cà phê cao nhất từ đầu năm
- Kỹ thuật giúp chuyên gia chẩn đoán khối u khi bệnh còn mơ hồ
- Nghị định 109/2010/NĐ
- Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- Vừa sạc vừa bấm điện thoại, thanh niên Cà Mau bị nổ nát bàn tay
- Người phụ nữ tử vong sau 4 ngày mắc cúm A/H1N1
- Mảng tối ngành khai khoáng
- Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- Phối hợp triển khai đầu tư các dự án nguồn điện
- Ca thứ 15 nhiễm virus corona tại Việt Nam là bé gái 3 tháng ở Vĩnh Phúc
- Những nhóm hàng nhập khẩu chính 5 tháng năm 2016
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Chỉ huy trưởng nhà thầu phụ phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?
- Khởi công cải tạo đường băng sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất vào ngày 29/6.
- Cô bé học giỏi, đam mê thể thao
- Hành động để đón sóng đầu tư mới
- Paris Saint
- Thí điểm xây dựng KCN riêng cho dệt may, da giày: Địa phương không còn phải né dự án dệt nhuộm
- U17 Becamex Bình Dương quyết giành vé dự vòng chung kết
- Sôi nổi Liên hoan Gia đình Văn hóa
- Ứng phó với khủng hoảng Covid
- Bàn cách gỡ hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước