Quyết tâm Brexit đúng thời hạn của Thủ tướng Anh Boris ủtướngAnhđốimặtvớinhiềubấttrắnhận định kèo mỹ hôm nayJohnson đang bị phản đối từ nhiều phía đã làm cho chính trường Anh xáo trộn ảnh hưởng rất lớn đến tương lai chính trị của ông Johnson.
Hạ viện Anh tiếp tục bác đề xuất bầu cử sớm của Thủ tướng Johnson. Nguồn: BBC
Sau thất bại về đề xuất tổng tuyển cử sớm vào ngày 15 tháng 10 tới tại Quốc hội, Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn quyết tâm đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn là Brexit bằng mọi giá. Trong khi đó, Dự luật ngăn chặn Brexit không thỏa thuận đã được Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhị phê chuẩn. Theo dự luật này buộc chính phủ của ông Johnson phải trì hoãn Brexit thêm 3 tháng, nếu Anh và EU không đạt được thỏa thuận “chia tay”. Điều này đồng nghĩa với việc ông Johnson sẽ phải đối mặt với nhiều bất trắc nếu tiếp tục giữ vững quan điểm Brexit.
Theo ông Johnson, nếu các nghị sĩ từ chối ủng hộ lời kêu gọi bầu cử sớm, thì ông vẫn sẽ có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra trong 2 ngày ngày 17 và 18-10 tới và đàm phán về sự ra đi của nước Anh vào ngày 31-10, với hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận, song cũng không cần thiết nếu không đạt được. Ông Johnson khẳng định sẽ không yêu cầu EU trì hoãn thêm nữa, nhưng không giải thích sẽ xoay xở như thế nào với luật mới vừa được phê chuẩn.
Anh rơi vào tình trạng rối loạn chính trị kể từ khi ông Boris Johnson nhậm chức Thủ tướng nước này vào cuối tháng 7 vừa qua và mất đi sự ủng hộ đa số ở Quốc hội khi trục xuất 21 nghị sĩ khỏi đảng Bảo thủ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng: “Nếu muốn trì hoãn Brexit thì cần tổ chức một cuộc bầu cử và để người dân quyết định vận mệnh đất nước. Còn hiện nay cho dù Quốc hội có dùng bao nhiêu công cụ để trói tay của tôi, tôi cũng sẽ đạt được một thỏa thuận vì lợi ích quốc gia. Chính phủ hiện nay không muốn trì hoãn Brexit hơn nữa”.
Hiện Quốc hội Anh đã chính thức tạm ngừng hoạt động trong năm tuần. Các nghị sĩ sẽ quay trở lại Quốc hội vào ngày 14-10 tới, tức là chỉ hai tuần trước hạn chót Brexit. Do vậy, chính trường Anh càng rối rắm hơn khi chưa có một giải pháp khả thi cho Brexit.
Với những diễn biến chung hiện nay, nhiều kịch bản được đặt ra đối với nước Anh trong những tuần tới, bao gồm: trì hoãn Brexit theo luật vừa mới có hiệu lực, đạt được thỏa thuận Brexit với EU và nhận được sự chấp thuận của các nghị sĩ Anh, Brexit không thỏa thuận, bầu cử sớm và cuối cùng là không Brexit.
Tuy nhiên, với việc đảng Bảo thủ bị mất thế đa số tại Hạ viện, hiện Thủ tướng Boris Johnson không có nhiều lựa chọn để thực hiện cam kết không trì hoãn Brexit.
Về việc bầu cử sớm, Lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn cho biết đảng này chỉ ủng hộ bước đi của Thủ tướng tổ chức tổng tuyển cử sớm cho đến khi chắc chắn về việc trì hoãn Brexit. Trong khi đó, cơ hội cuối cùng để nhận được một thỏa thuận tránh trì hoãn Brexit là tại Hội nghị thượng đỉnh EU tới đây cũng còn quá mờ mịt. Còn các nhà lãnh đạo EU thì khẳng định, họ đã hoàn tất sự chuẩn bị dự phòng cho Brexit mà “không đạt được bất kỳ thỏa thuận” nào, song khẳng định một sự “ra đi” như vậy không hề có lợi cho khối này cũng như đối với Anh.
Thủ tướng Anh cũng đã đến thăm Ireland để thảo luận với người đồng cấp Leo Varadkar - một thành viên quan trọng trong việc thúc đẩy một thỏa thuận Brexit. Tuy nhiên, tuyên bố chung đưa ra sau 1 giờ thảo luận hai bên khẳng định đã nhất trí được một số vấn đề nhưng bất đồng chính vẫn chưa được thu hẹp.
Kịch bản cuối cùng là khả năng Anh ở lại EU lại được nhắc đến 3 năm sau cuộc bỏ phiếu lịch sử, khi Công đảng đối lập cam kết sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân mới nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử được tổ chức, trong đó có lựa chọn ở lại EU.
Từ những diễn biến rối rắm trên, các chuyên gia cảnh báo, ông Boris Johnson có nguy cơ buộc phải từ chức và thậm chí ngồi tù nếu từ chối thực thi luật ngăn Brexit không thỏa thuận.
HN tổng hợp