当前位置:首页 > Cúp C1

【bd kq fa】Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Cần đẩy mạnh phân cấp trong xây dựng pháp luật

Xây dựng chính sách "chậm" và "chưa" được nhắc đến nhiều

Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,óThủtướngTrầnLưuQuangCầnđẩymạnhphâncấptrongxâydựngphápluậbd kq fa theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, qua báo cáo và ý kiến các đại biểu liên quan, 2 từ được nhắc đến nhiều nhất là “chậm” và “chưa”. Phó Thủ tướng cho biết, ông hoàn toàn đồng tình với điều này.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành được giao là cơ quan chủ trì soạn thảo chứ không phải chỉ riêng Bộ Tư pháp. "Như đại biểu đoàn Bến Tre nói có 60% văn bản dưới luật được ban hành, sau ngày luật được ban hành, chúng tôi xin nhận khuyết điểm rất lớn và cố gắng khắc phục thời gian tới" - Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Cần đẩy mạnh phân cấp trong xây dựng pháp luật
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu trước Quốc hội.

Bên cạnh việc chậm về thời gian và số lượng văn bản hướng dẫn thi hành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, việc ban hành nghị định, thông tư cần có tính chuẩn mực, kiểm soát được tình hình và tạo điều kiện thông thoáng để vận hành. Hiện nay, việc đánh giá tác động chính sách tốn nhiều thời gian.

Thời gian qua mất nhiều công sức và có ưu tiên hơn trong việc sửa các thông tư, nghị định đang có hiệu lực còn bất cập. Tuy nhiên, thời gian qua Chính phủ có tiến bộ trong việc hoàn thiện hoàn hệ thống pháp luật, hàng tháng tổ chức hội nghị chuyên đề về pháp luật.

Về giải pháp thời gian tới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; làm tốt công tác đánh giá tác động, tham vấn chính sách; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác pháp chế.

Cũng theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, hiện nay cần đẩy mạnh phân cấp trong xây dựng chính sách pháp luật. Ở địa phương mới biết thế nào là tốt nhất cho mình, do đó, phân cấp cũng giúp cải cách thủ tục hành chính rất lớn. Nhưng khi phân cấp thì năng lực của chính quyền địa phương có đủ sức thực hiện được hay không cũng là vấn đề được cân nhắc.

Do đó, trong thời gian tới, đẩy mạnh phân cấp, nhưng sẽ chọn thứ tự ưu tiên, kết hợp kiểm tra giám sát, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính và chuyển đổi số.

Liên quan đến hành lang pháp lý khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Phó Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan với nhiệm vụ này. Tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành được Nghị định 73/2023/NĐ-CP về vấn đề này. Tuy nhiên vấn đề bảo vệ còn vướng với các quy định hiện hành. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là vấn đề khó, nên mong các đại biểu chia sẻ và đề xuất sửa đổi một số điều trong một số luật.

Về nhận định của đại biểu khi cho rằng, “tổ chức, thực hiện vẫn là khâu yếu”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định, để khắc phục điều này, đòi hỏi cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.

Bộ trưởng nhận trách nhiệm khi có văn bản nợ tới 2 năm 9 tháng

Trong phiên chất vấn chiều 7/11, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) chất vấn về trách nhiệm của Bộ Tư pháp khi doanh nghiệp bị xử phạt khi làm chậm, nhưng cơ quan chức năng không ban hành, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, hoặc ban hành văn bản pháp luật không khả thi thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) chất vấn bằng những số liệu hết sức cụ thể: Còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này, nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể, cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Cần đẩy mạnh phân cấp trong xây dựng pháp luật
Đại biểu Nguyễn Hữu Thông: Cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng.

“Nếu chúng ta không giải quyết thì con số 2 năm 9 tháng sẽ kéo dài hơn. Một số văn bản theo đánh giá chất lượng chưa đảm bảo, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung, hoặc là không có hiệu lực thi hành do không phù hợp với luật và thực tiễn, hoặc có bất cập, vướng mắc, cản trở sự phát triển” - đại biểu Nguyễn Hữu Thông chất vấn về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề xây dựng thể chế.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thẳng thắn khi thừa nhận, tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết là việc cũng đã lâu, chúng ta đã cố gắng và có nhiều giải pháp, tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chưa giải quyết được triệt để.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, theo thống kê của Bộ Tư pháp, còn nợ 12 văn bản đối với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật. Con số này giảm 18 văn bản so với năm 2020, tăng 4 văn bản so với năm 2021 và bằng năm 2022.

Theo Bộ trưởng, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, trong đó có sự chưa chủ động, chưa cố gắng và chưa lường hết trước được các chủ thể trình văn bản của các bộ, các ngành.

“Nói về trách nhiệm, chúng tôi chịu trách nhiệm chung trong việc chậm ban hành các văn bản” - Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhận trách nhiệm trước Quốc hội.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, thời gian tới, tiếp tục đề xuất các bộ, ngành trong giai đoạn soạn thảo ngoài việc thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần tiếp tục cố gắng xác định rõ các nội dung sẽ quy định trong văn bản quy định chi tiết.

Trách nhiệm của việc chậm ban hành văn bản, hệ quả và cuối cùng truy trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về chuyên môn, trách nhiệm về hành chính phụ thuộc rất lớn vào con người. Chính vì thế, Bộ trưởng cho rằng, từ những quy định về kiểm tra, giám sát của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp tới trong công tác xây dựng văn bản. Đây sẽ là một kênh, cùng với giám sát của Quốc hội, sẽ khắc phục được tốt hơn những tồn tại, hạn chế.

Có văn bản nợ tới 2 năm 9 tháng

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận): Còn 13/129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này, nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản cụ thể, cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng.

分享到: