【sydney fc vs】Ký kết được nhiều hợp đồng lớn, giá tôm sẽ tăng trở lại
Đó là thông tin được các đại biều đưa ra tại Hội nghị “Các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại Bạc Liêu ngày 3/6.
Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, các hộ nuôi tôm ĐBSCL lao xao vì giá tôm thương phẩm giảm giá hàng ngày.
Theo đó, giá tôm chân trắng tại đầm quý I năm nay giảm 15% so quý IV/2017 và giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4, giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg tháng 4 giảm 10.000 - 20.000 đồng/kg so với tháng 3 xuống 110.000 - 120.000 đồng/kg.
Từ đầu tháng 5 đến nay, giá tôm chân trắng và tôm sú tại tỉnh Sóc Trăng cũng như trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần và hiện ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng rớt giá mạnh trong thời gian vừa qua là do sản lượng tôm thương phẩm của các nước đều tăng do được mùa, khiến nguồn cung tăng mạnh. Ngoài ra, nhu cầu tại Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao, cùng với đó là một số bất ổn chính trị tại Trung Đông. Ngoài ra, Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm dẫn đến lượng tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch giảm. Các nhà nhập khẩu đã nhân cơ hội này gây sức ép giảm giá, đặc biệt tại Ấn Độ, nên người dân có tâm lý bán tháo.
Theo dự báo của các chuyên gia tại hội nghị, hiện nay giá tôm thẻ chân trắng tại một số địa phương bắt đầu chững lại, dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Các nước Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và một số nước đã qua thời điểm thu hoạch rộ và do thua lỗ nên hạn chế thả nuôi tiếp, khả năng giảm nguồn cung trong quý III và quý IV/2018.
Sang quý III, các nhà máy trong nước tăng cường mua nguyên liệu cùng với nhu cầu "ấm lên" từ các thị trường NK, giá tôm sẽ bắt đầu tăng lên. Nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ được dự báo vẫn tốt với niềm tin tiêu dùng cao và triển vọng kinh tế tích cực. NK tôm của các thị trường NK chính cũng được dự báo sẽ tăng trong cuối quý II hoặc đầu quý III năm nay.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã bắt đầu ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ các dịp lễ quan trọng cuối năm 2018. Vì vậy, các chuyên gia dự báo giá tôm sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Cụ thể là vào khoảng tháng 8 và 9-2018.
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú thông tin, dự kiến từ tháng 6 đến tháng 10, lượng hàng Minh Phú bán ra mỗi tháng sẽ tăng hơn từ 20-50% so với lượng hàng ký hợp đồng trong 5 tháng đầu năm 2018.
Trước thực trạng trên, các doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng để bán tôm chất lượng cao với giá cao, đồng thời tăng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng mà các nước XK tôm lớn như Ấn Độ chưa có thế mạnh để xuất bán vào phân khúc các thị trường cao cấp. Hiện tôm có tiêu chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản) đang có nhu cầu cao ở thị trường EU và có giá cao hơn hàng thường. Đây cũng là mặt hàng mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai trong các năm qua. Vì vậy, doanh nghiệp và người nuôi Việt Nam cần giữ vững tiêu chuẩn này.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người nuôi tôm phải bình tĩnh trước tình hình hiện nay. Đối với người nuôi thâm canh thì không bán tôm non; bà con nuôi ao đất thì cần điều chỉnh về quy trình nuôi, cho tôm ăn hợp lý. Đối với các doanh nghiệp đầu vào thì nên xem đây là cơ hội rà soát lại quản trị để hạ giá thành đi đôi với chất lượng, để nuôi dưỡng thị trường lâu dài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến phải chia sẻ khó khăn với người nuôi, coi người nuôi là bạn hàng bền vững cho mình.
Đại diện Vasep cũng khuyến cáo, khi sản lượng của các nước đồng loạt tăng, nhà nhập khẩu (NK) muốn ép giá và chờ giá giảm. Để giữ vững nguồn cung và thích ứng với thị trường, người nuôi không nên bỏ ao, hãy bình tĩnh thả nuôi với mật độ thưa hơn, kéo dài thời gian nuôi, chờ đến khi giá tôm hồi phục.
Tuy nhiên, để vượt qua được giai đoạn khó khăn khi giá tôm giảm này cần phải có sự đồng lòng của cả hệ thống như giải pháp thả nuôi giảm giá thành (có khống chế sự tăng giá không rõ ràng về con tôm giống, thức ăn; được hướng dẫn kỹ thuật nuôi tốt hơn…). Và về lâu dài bền vững là giải pháp xây dựng thương hiệu con tôm Việt (truy xuất nguồn gốc, tôm sạch, ao nuôi có chứng nhận đạt chuẩn nuôi…).
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Tổng thống Mỹ cảnh báo nguy cơ 'chiến tranh toàn diện' ở Trung Đông
- ·Nga cảnh báo NATO đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine
- ·Bất động sản công nghiệp và nhà ở tiếp tục là điểm nóng trong năm 2021
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Dấu ấn Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế tại Hội báo Nhân đạo 2023
- ·Savills Việt Nam: Yếu tố xanh trong bất động sản còn chưa rõ ràng
- ·Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Khu kinh tế Vân Phong hút 4,1 tỷ USD vốn đăng ký sau 5 năm
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Ngăn ngừa có hiệu quả vi phạm trong Đảng
- ·Phấn đấu 100% các huyện của cả nước có xã đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 9/6: Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt, có nơi trên 39 độ C
- ·Nhận định, soi kèo Enosis Neon Paralimni vs PAC Omonia 29M, 22h00 ngày 3/1: Cơ hội giành điểm
- ·Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng tại TP.HCM: Vẫn “bình mới, rượu cũ”?
- ·Siêu biệt thự của tỷ phú Mỹ
- ·Sáu khuyến nghị lớn trước giờ phê chuẩn EVFTA
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Đền Pantheon: Kiệt tác kiến trúc 2.000 tuổi của đế chế La Mã cổ đại