Đi qua hành lang phòng mổ chuyên khoa,ìnhansaucanộisoikhókết quả bóng đá nhật 2 Bệnh viện Trung ương Huế, tôi thấy một phụ nữ gần 50 tuổi, đang ngồi khóc một mình, vẻ mặt lo lắng. Chị cho biết đang chờ con trai là bé L.Q.M, mới 18 tháng, đang được các bác sĩ thực hiện nội soi lấy dị vật ra khỏi đường thở. Chị tên L.T.K, quê Điền Hương, Phong Điền. Ngày 19/10, chị cho con trai ăn cơm với muối đậu lạc. Cháu tự đút cơm ăn thì bị sặc muối, ho sặc sụa, nôn mửa, cơ thể tím tái, thở khò khè. Gia đình đưa cháu vào Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế. Các bác sĩ Trung tâm Nhi khoa và Tai - mũi - họng hội chẩn: Bệnh nhân bị viêm phổi trên dị vật đường thở. “Các bác sĩ điều trị khá tích cực, nhưng đến ngày 7/11, cháu thở vẫn rất mệt, dù bạch cầu có giảm, nhưng phổi bên phải vẫn viêm nặng. Ngày 7/11, cháu được bác sĩ quyết định nội soi gắp dị vật”. Mẹ của bệnh nhân cho biết. Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Như Quang, Phó Khoa Gây mê-Hồi sức B, Trưởng phòng mổ chuyên khoa, đồng ý cho tôi được vào phòng mổ để tiếp cận. Bệnh nhân quá bé nhỏ, nằm lọt thỏm trong chiếc giường mổ. Em được gây mê, nằm thiếp đi khi bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật nội soi khí phế quản ống cứng. Kíp nội soi là những người giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa II (CKII) Trần Phương Nam, Trưởng khoa Tai - mũi - họng; bác sĩ CKII Nguyễn Quốc Dũng, Phó khoa Tai - mũi - họng; bác sĩ gây mê CKII Đặng Như Quang, Phó khoa Gây mê - Hồi sức B; kỹ thuật viên Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Khoa Gây mê - Hồi sức B; bác sĩ Lê Xuân Nhân. Sau thời gian nội soi, từ 8h30 đến 10h, dị vật được gắp ra khỏi đường thở của bệnh nhân. Lúc này, các bác sĩ Quang, Nam Dũng mới có thời gian nói chuyện với tôi. Tâm trạng của các bác sĩ đều giống nhau. Họ như vừa ngồi trên một ngọn cây giữa tâm bão. Bệnh nhân được chuyển ra khỏi phòng mổ. Chị K. mẹ của em bé lật đật chạy theo con. Biết con mình bình an trong một ca nội soi gian nan, chị cười tươi. Đinh Hoàng Xuân Hồng |