Hãng thông tấn Tass đưa tin theo dự thảo luật được Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga ủng hộ,ộvịtríchiếnđấuởUkrainebinhsĩNgacóthểbịphạtvìdùngđiệnthoạbxh anh 3 việc mang theo điện thoại di động kết nối Internet chứa dữ liệu có thể nhận dạng quân đội Nga, hoặc vị trí của các binh sĩ sẽ bị coi là “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, và có thể bị bắt giam từ 10-15 ngày. Dự luật cũng sẽ cấm sử dụng các thiết bị điện tử khác cho “mục đích gia đình” để quay video, ghi âm, và truyền dữ liệu định vị. Kể từ khi xung đột bùng nổ vào tháng 2/2022, quân đội Nga và Ukraine được cho là đã tận dụng dữ liệu trên điện thoại di động của binh sĩ đối phương để xác định mục tiêu chiến đấu, thu thập dữ liệu từ hình ảnh và tin nhắn để theo dõi tọa độ để tiến hành tấn công. Năm ngoái, Mỹ và các đồng minh tình báo trong nhóm “Five Eyes” gồm Australia, Canada, New Zealand và Anh cho rằng, các tin tặc của quân đội Nga đã nhắm mục tiêu vào thiết bị di động của binh sĩ Ukraine để thu thập thông tin nhạy cảm trong vùng chiến sự. Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) từng cáo buộc Nga đã tìm cách xâm nhập vào máy tính bảng mà quân đội Ukraine sử dụng để “lập kế hoạch, và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu”. Sau cuộc tấn công của Ukraine khiến gần 100 binh sĩ Nga thiệt mạng tại thành phố Makiivka vào đầu năm 2023, Bộ Quốc phòng Nga cho biết “nguyên nhân chính” là do binh lính Nga sử dụng điện thoại di động. Hiện tại, binh lính Nga đã bị cấm công khai những thông tin có thể làm lộ danh tính, hoặc vị trí của quân nhân. Theo quy trình lập pháp của Nga, các dự thảo luật trước tiên phải được Hạ viện xem xét trước khi được chuyển lên Thượng viện. Thượng viện không thể sửa đổi các luật đã được Hạ viện thông qua, nhưng có thể phê chuẩn hoặc bác bỏ. Cận cảnh pháo tự hành của Ukraine lộ vị trí, phát nổ trước đòn tấn công của NgaMột khẩu pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 do Đức cung cấp và được quân đội Ukraine sử dụng đã bị pháo binh hạng nặng của Nga phá hủy ở vùng Donbass. |