Khoảng trống đòi hỏi phải lấp đầy
Một nghiên cứu cho thấy,êngạchnềnchongànhcôngnghiệpgiảitríViệchuyên gia dự đoán mục tiêu của 70% khách quốc tế tới Việt Nam là du lịch khám phá. Mức chi tiêu cho dịch vụ tham quan giải trí chỉ chiếm có 11,9% tổng chi phí chuyến đi (quá khiêm tốn so với tỉ lệ 50% đến 70% mà Malaysia và Thái Lan đạt được). Việc không có sản phẩm hấp dẫn buộc du khách mở hầu bao là một thực tế đáng buồn mà du lịch Việt đã nhiều năm loay hoay tháo gỡ mà chưa xong. Chính vì vậy, cho dù tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm khiến nhiều bè bạn ghen tỵ, thậm chí còn đứng vị trí thứ 6 trong Top 10 điểm đến phát triển nhanh nhất thế giới năm 2017, doanh thu từ du lịch của chúng ta vẫn chạy dài so với các nước láng giềng.
Còn nhớ mười năm về trước, ngày Đà Nẵng ra mắt khu du lịch Bà Nà Hills, ngành công nghiệp không khói nước nhà đang lao đao. Dư âm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 khiến lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam năm 2009 sụt giảm, chỉ còn xấp xỉ 3,8 triệu lượt. Trong số đó, chỉ có 300.000 lượt khách chọn Đà Nẵng làm nơi dừng chân. Khách quan mà nói, nếu không có khủng hoảng thì ngoài những bãi biển đẹp hoang sơ, ngày đó Đà Nẵng cũng gần như chưa có thứ gì đủ hấp dẫn để níu chân du khách, buộc họ phải đến. Khắp Việt Nam thời đó, chỉ mỗi Tp.HCM là có hai công viên giải trí lớn: Công viên văn hóa Đầm Sen và Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên.
Sự thiếu thốn những trải nghiệm vui chơi, giải trí chính là một trong những nguyên nhân khiến Đà Nẵng nhiều năm liền vẫn chỉ là “trạm trung chuyển” du khách đi Huế và Hội An. Vắng bóng các công viên giải trí lớn, du lịch Việt Nam thời kỳ đó chỉ biết mang “tài nguyên” sẵn có ra để “bán”, hết rừng vàng đến biển bạc, núi cao thì đến thung lũng hoang sơ, bản làng mộc mạc. Du khách trong nước cùng lắm thì đến hè ra biển tắm mát, ăn hải sản. Du khách nước ngoài có tiền cũng chẳng biết tiêu vào đâu.
Bà Nà Hills- điểm nhấn du lịch Đà Nẵng