当前位置:首页 > Thể thao

【xem bong da trực tiep】Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Mở rộng hỗ trợ dịch vụ kế toán cho DN nhỏ

UBTCNS

Hội thảo lấy ý kiến về dự án luật diễn ra ngày 29/8.

>>Sửa đổi Luật Quản lý thuế phải thích ứng với xu thế cách mạng 4.0

>>Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Sẽ áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra hoàn thuế

>>Luật sư Trương Thanh Đức: Quản lý thuế không thể thiếu vai trò của ngân hàng

Ngày 29/8,ựthảoLuậtQuảnlýthuếsửađổiMởrộnghỗtrợdịchvụkếtoánchoDNnhỏxem bong da trực tiep tại TP. HCM, Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) của Quốc hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Hữu Quang, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà tham dự và chủ trì hội thảo.

Nhiều quy định giúp việc nộp thuế thông thoáng, giảm chi phí

Phát biểu tại hội thảo, nhiều đại biểu đánh giá cơ quan soạn thảo đã có nhiều nỗ lực trong việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường dịch vụ này; đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng DN tiếp cận dịch vụ chuyên nghiệp với giá cả cạnh tranh.

Theo ông Phan Vũ Hoàng - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thuế Deloitte, dự thảo luật được sửa đổi, bổ sung theo hướng tăng tính công khai, minh bạch, hướng đến phục vụ người nộp thuế, phù hợp với các tiêu chuẩn của Chương trình hành động Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS).

Ông Chung Thành Tiến, DN tư nhân chuyên về dịch vụ thuế cho rằng dự thảo có các quy định giúp việc nộp thuế được thông thoáng hơn rất nhiều. Đặc biệt, ông rất tán thành việc đưa quy định áp dụng hoá đơn điện tử vào luật, giúp giảm rất nhiều chi phí cho DN, giảm thiệt hại cho ngân sách. "Dự thảo đưa quy định về hoá đơn điện tử vào luật là rất quan trọng, cần thiết, giúp DN đỡ tốn công tốn sức về vấn đề hoá đơn", ông Tiến nhấn mạnh.

Góp ý cho dự thảo luật, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là về việc tổ chức kinh doanh dịch vụ đại lý thuế. Ông Phạm Sỹ Danh - Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho rằng, việc dự thảo cho phép các tổ chức kinh doanh đại lý thuế được cung cấp dịch vụ kế toán cho các DN nhỏ, siêu nhỏ là cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà nước (đã được quy định trong luật) về việc hỗ trợ DN nhỏ và vừa.

Với quy định này, các DN nhỏ, siêu nhỏ sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý và tuân thủ vì không phải thuê đồng thời 2 đơn vị để thực hiện 2 dịch vụ riêng biệt mà chỉ cần thuê 1 đơn vị cung cấp cả 2 dịch vụ.

Quan điểm này được nhiều đại biểu đồng tình và cho rằng, đây là điểm tích cực, tiến bộ có tính đột phá của Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Tuy nhiên, xét về khía cạnh pháp lý, các đại biểu cũng lưu ý việc cho phép tổ chức kinh doanh dịch vụ đại lý thuế được cung cấp dịch vụ kế toán là trái với Luật Kế toán, do đây là dịch vụ kinh doanh có điều kiện và DN phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh loại dịch vụ này.

Do đó, các ý kiến đề nghị phải xem xét kỹ các quy định trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) về các điều kiện pháp lý khi đại lý thuế cung cấp dịch vụ kế toán để không bị mâu thuẫn với luật hiện hành, đảm bảo công bằng cho các DN dịch vụ kế toán theo Luật Kế toán.

Theo luật sư Nguyễn Đức Nghĩa - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại lý thuế TP. HCM, các yêu cầu về chứng chỉ kế toán hay sự bó hẹp của Luật Kế toán đều có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Khi pháp luật cũ chưa bao quát hết các vấn đề cần điều chỉnh hoặc chưa đáp ứng đủ các yêu cầu của nền kinh tế thì việc sửa Luật Kế toán hay mở rộng điều kiện hành nghề kế toán hoàn toàn có thể thực hiện với mục tiêu vì xã hội.

TXH
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà phát biểu tại hội thảo. Ảnh: H.Y

Bên cạnh đó, nhiều vấn đề quan trọng khác cũng được các đại biểu quan tâm như phạm vi điều chỉnh của luật, thẩm quyền xoá nợ thuế, thuế khoán… Đề cập đến phạm vi của dự thảo quy định về các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (NSNN), đại diện Hiệp hội DN TP. HCM cho rằng, luật cần quy định một cách cụ thể, rõ ràng, để dễ thực hiện. Theo đó, chi tiết đối tượng điều chỉnh của luật là các khoản thu có liên quan đến ngân sách trung ương. Các khoản thu của ngân sách địa phương, thu về bảo hiểm xã hội… không thuộc phạm vi của luật này.

Trước mắt, vẫn cần thiết duy trì thuế khoán

Liên quan đến thuế khoán, một vấn đề rất được quan tâm lâu nay, ông Mai Thanh Tòng - Phó Chủ tịch Hội Kế toán hành nghề Việt Nam cho rằng, việc duy trì phương pháp thu thuế khoán và ấn định thuế là điều cần thiết do đa số người kinh doanh ở Việt Nam là cá nhân kinh doanh hoặc hộ kinh doanh. Những cá nhân này không có sổ sách kế toán và báo cáo tài chính nên không thể áp dụng phương pháp hành thu tiên tiến là tự khai, tự nộp. Còn chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du (Đại học Fulbright) cho rằng, trước mắt trong giai đoạn hiện nay, thuế khoán vẫn là cần thiết nhưng tiến tới nên giảm thiểu.

Theo ông Chung Thành Tiến, một thực tại nhức nhối hiện nay là rất nhiều hộ kinh doanh có thể có doanh số giao dịch hàng chục, hàng trăm tỷ đồng nhưng chúng ta chưa thể thu thuế theo đúng doanh thu thực. Ông đề xuất, tới đây, thay vì chú trọng vào hoá đơn, tập trung quản lý theo mã số thuế, có thể cho phép DN kê khai chi phí theo mã số thuế. Khi DN này kê khai chi phí thì DN kia phải chịu doanh thu, như vậy sẽ thu được cả thuế thu nhập DN và thuế GTGT.

Về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Hữu Quang nhắc lại nhận xét của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, giá trị khu vực kinh tế phi chính thức có thể chiếm đến 25 - 30% GDP, trong đó chiếm đáng kể là các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh. Do đó, việc mở rộng, tăng cường áp dụng chế độ kế toán cho các đối tượng này sẽ làm giảm thất thu ngân sách, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ trong môi trường kinh doanh.

Lắng nghe các ý kiến đóng góp tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu và phối hợp với UBTCNS để thể hiện vào dự thảo luật theo hướng phù hợp. Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến tham gia chi tiết, cụ thể cho dự thảo luật trong thời gian tới.

NĐH
Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận hội thảo. Ảnh: H.Y

Phát biểu kết luận hội thảo, Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Đức Hải đánh giá các ý kiến tham luận chất lượng, thẳng thắn, xuất phát từ công tác nghiên cứu nhưng cũng đồng thời mang tính chất thực tiễn. Chủ nhiệm UBTCNS bày tỏ mong muốn lần sửa đổi luật này sẽ giải quyết được nhiều tồn tại, tiếp cận nhiều kinh nghiệm quốc tế tốt trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng việc tiếp cận phải có lộ trình phù hợp với thực tiễn, không phải nhanh chóng đưa mọi kinh nghiệm hiện đại vào áp dụng cùng lúc.

Được biết, ngay sau cuộc hội thảo này, Bộ Tài chính sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh dự án luật để trình Chính phủ trong cuộc họp thường kỳ ngày 30/8. Sau khi Chính phủ đồng ý, dự án luật sẽ được chuyển tới cơ quan thẩm tra để đánh giá, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp tới đây./.

Hoàng Yến

分享到: