当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【bxh bangladesh】Thủ tướng: Mong TP.Hồ Chí Minh chia sẻ khó khăn ngân sách với cả nước

NXP

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Làm rõ thông tin,ủtướngMongTPHồChíMinhchiasẻkhókhănngânsáchvớicảnướbxh bangladesh tránh “thấy cây mà không thấy rừng”

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/10, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận về tình hình đầu tư công cũng như kế hoạch phân bổ vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm 2017.

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo UBND TP.HCM đề cập đến khó khăn từ việc tỉ lệ ngân sách mà Thành phố được giữ lại giảm từ 23% xuống còn 18% thời gian tới. Thành phố đề nghị trước mắt giảm xuống còn 21%.

Cho ý kiến về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thời gian qua, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong việc vượt thu. Tuy nhiên, tỉ lệ phân bổ ngân sách đã được tính toán rất kỹ. Mặc dù tỉ lệ có giảm đi, nhưng con số tuyệt đối lại tăng lên. Chưa kể TP.HCM còn được Trung ương đầu tư 5 dự án ODA với số vốn gần 100 nghìn tỷ đồng, các dự án chống ngập, xây dựng 2 bệnh viện lớn trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng. Với Đà Nẵng cũng tương tự như vậy.

Cùng với đó, có nhiều nguồn thu như từ đất đai được để lại toàn bộ cho các địa phương. Do đó, Thủ tướng yêu cầu phải công khai, minh bạch, giải thích rõ cho dư luận hiểu, tránh tình trạng “thấy cây mà không thấy rừng”.

Đồng thời, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần các địa phương, các cấp, các ngành phải đồng tâm, hiệp lực, chung sức, chung lòng vượt qua giai đoạn ngân sách khó khăn hiện nay, nhất là trong năm 2017, 2018. Bên cạnh đó, không chỉ trông chờ vào ngân sách, phải huy động các nguồn lực khác như xã hội hóa, ODA, quan tâm đầu tư cho những nơi khó khăn và các địa bàn trọng điểm.

“TP.HCM còn nhiều vấn đề như kẹt xe, bụi bặm, ngập nước… nhưng mong các đồng chí cố gắng tìm thêm nguồn khác. Cả nước còn nhiều vùng rất khó khăn như ở Cà Mau, Lạng Sơn, Cao Bằng… đường đi không có, hàng hóa không tự sản xuất được. Chúng tôi sẽ lắng nghe, cố gắng tìm nguồn vốn cho các đồng chí. Mong các đồng chí báo cáo lại với Thành phố, với nhân dân Thành phố thông cảm, cùng đồng cam cộng khổ với cả nước”, Thủ tướng chia sẻ với lãnh đạo TP.HCM.

Số thu không giảm, các nhiệm vụ chi được đảm bảo

Mới đây, có một số ý kiến lo ngại về việc tỷ lệ ngân sách giữ lại của một số địa phương lớn được đề xuất điều chỉnh giảm trong giai đoạn tới, có thể gây khó khăn cho địa phương.

Trao đổi với PV TBTCVN về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội (UBTCNS) Nguyễn Hữu Quang phân tích, thực tế, thu ngân sách tại địa phương có ba nhóm chính.

Thứ nhất là các khoản thu phát sinh tại địa phương nhưng phải nộp 100% về Trung ương như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu…. Thứ hai là các khoản thu địa phương được giữ lại 100% gồm các khoản thuế và phí liên quan đến nhà đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế tài nguyên trừ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí… Và thứ ba mới là các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Như vậy, phần tỉ lệ ngân sách giữ lại nêu trên chỉ là một phần trong các khoản ngân sách thu về của địa phương.

NHQ
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Hữu Quang. Ảnh: H.Y

Đồng thời, Phó Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Hữu Quang cũng cho biết, nếu giữ nguyên tỷ lệ điều tiết cho cả giai đoạn 2016 - 2020 thì rất khó cho trung ương trong điều hành bởi các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương rất lớn do phải cân đối cho các địa phương khó khăn, các nhiệm vụ phát sinh, còn nguồn thu lại hạn chế. Trong khi đó, nguồn thu của TP.HCM thực tế tăng hàng năm, còn các nhiệm vụ chi của địa phương đã có nguyên tắc, định mức cụ thể, và không bị ảnh hưởng.

“Giảm tỷ lệ không có nghĩa là số giữ lại tuyệt đối giảm, bởi số thu này tăng hàng năm. Hơn nữa, các nhiệm vụ chi của Thành phố vẫn được đảm bảo, bởi các định mức chi thường xuyên vẫn giữ nguyên. Tất nhiên nếu để lại nhiều hơn thì Thành phố có thêm chi đầu tư phát triển, nhưng hiện nay Thành phố cũng đang được bố trí số vốn ODA lớn, đồng thời đang có dự định tăng thêm chi có mục tiêu từ trung ương về cho Thành phố. Đó là lý do mà UBTCNS đồng tình với đề xuất này của Chính phủ”, ông Nguyễn Hữu Quang cho biết.

Trách nhiệm của các đầu tàu kinh tế

Bên hành lang Quốc hội ngày 28/10, trả lời câu hỏi của PV TBTCVN, Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng đã nêu quan điểm về vấn đề này.

“Hà Nội và TP.HCM là những đầu tàu kinh tế lớn, do đó có trách nhiệm đóng góp phần quan trọng cho ngân sách trung ương vì trung ương còn phải lo cho rất nhiều địa phương khác. Đó là trách nhiệm rất rõ, từ nhiều năm qua vẫn thực hiện trách nhiệm đó, bởi mình có lợi thế về kinh tế, nên mình hỗ trợ cho các địa phương, ai cũng phải làm vậy”, ông Hoàng Trung Hải nói.

HTH
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải bên hành lang Quốc hội chiều 28/10. Ảnh: H.Y

Theo Bí thư thành uỷ Hà Nội, hiện nay, khó khăn hết sức lớn của Hà Nội và TP.HCM là các vấn đề về đô thị, nên việc điều tiết ngân sách theo một tỷ lệ ra sao cho hợp lý để hai thành phố vẫn phát triển tốt và tiếp tục đóng góp nguồn thu cho trung ương tốt hơn là một thách thức. Trong bối cảnh nguồn vốn rất khó khăn, nhu cầu đầu tư lớn, nên Thành phố đã ngay từ đầu kêu gọi tối đa đầu tư từ nguồn lực xã hội, dù nhiệm vụ này cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, Hà Nội cũng sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp đầu tư không hiệu quả, tăng cường công tác giám sát, Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định./.

Hoàng Yến

分享到: