Ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) - nhìn nhận,ệpthiếusứcchốngđỡhànggiảbảng xếp hạng giải uzbekistan việc sản xuất hàng giả thời điểm trước Tết thường phức tạp và có xu hướng gia tăng. Các đối tượng làm ăn phi pháp không từ bất kỳ thủ đoạn nào để buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng lậu. Trung bình mỗi năm lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử lý hơn 90 ngàn vụ vi phạm pháp luật, thu trên dưới 400 tỷ đồng. Theo tính toán chưa đầy đủ của Cục Quản lý thị trường, năm 2014, Cục đã xử lý trên 100 ngàn vụ vi phạm pháp luật, tăng khoảng 15%, số thu tăng gần 390 tỷ đồng, tăng 12%. Trong đó, hàng cấm, hàng nhập lậu khoảng hơn 14 ngàn vụ; hàng giả, hàng xâm phạm bản quyền gần 18 ngàn vụ; gian lận thương mại trên 66 ngàn vụ. Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) - cho hay, hiện có 31 ngành hàng bị làm giả. Đứng đầu là mỹ phẩm, chỉ cần một sản phẩm mới ra thị trường thì sau một tháng thị trường mỹ phẩm nhái đã “ăn theo” nhan nhản. Sau mỹ phẩm là ngành điện tử, điện lạnh, gas, xăng dầu... Đặc biệt, đối với mặt hàng mũ bảo hiểm thì cứ sản xuất ra 100 cái có 70 cái giả, mặc dù vẫn được dán tem hợp quy, hợp chuẩn của Bộ Khoa học và Công nghệ. ÔngĐỗ Hồng Hải - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam: “Mặc dù, lực lượng quản lý kiên quyết chống hàng giả song tình hình không thuyên giảm là bao. Đặc biệt, càng những ngày gần Tết Nguyên đán thị trường bia - rượu - nước giải khát càng phức tạp với những sản phẩm làm giả”. |
Các chuyên gia cho rằng, việc quản lý chồng chéo giữa các cơ quan, ban, ngành đã khiến các vụ việc gian lận thương mại không được giải quyết triệt để và hàng giả, hàng nhái thừa cơ lộng hành. Bên cạnh đó, công tác chống vấn nạn này vẫn chưa thực sự được DN quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu do phần đông DN tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên không đủ sức chống đỡ. “Muốn chống đỡ hàng giả, vai trò của DN là quan trọng nhất, vì bản thân các đơn vị này cần chủ động hợp tác với cơ quan chức năng cũng như các phương tiện truyền thông để chống hàng giả”- ông Bảo khẳng định. Bằng chứng cho thấy, nếu DN nào quyết tâm cùng lực lượng chức năng chống hàng giả thì tình trạng làm nhái nhãn hàng hóa giảm đáng kể. Cụ thể, trong vòng 4 năm qua, Diageo Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng phá 18 vụ làm hàng giả tại nhiều địa phương trên cả nước. Như vậy theo cơ quan chức năng, nếu như DN nào cũng tự có ý thức như vậy thì hàng giả, hàng nhái sẽ bớt đi rất nhiều. DN phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm nhằm nâng cao uy tín DN, đồng thời bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. |