Chị Chẩu Thị T.,ưởngvòngtránhthairơirangoàikhôngngờchuitọtvàobụngnhiềunăkết quả trận oman 30 tuổi, trú tại Lâm Bình, Tuyên Quang cho biết, cách đây 4 năm, chị đã đặt vòng tránh thai, sau 20 ngày kiểm tra không thấy vòng trong buồng tử cung nghĩ rằng đã bị rơi ra ngoài nên chị cũng không đi kiểm tra lại.
Gần đây, bệnh nhân đau nhiều vùng hạ vị, đái buốt nên gia đình đã đưa đến BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang để thăm khám.
Vòng tránh thai chui tọt vào ổ bụng, tạo sỏi trong bàng quang |
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân đã bị vòng tránh thai lạc vào bàng quang, dẫn đến hình thành sỏi bàng quang, kích thước (5x6)cm.
Trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, ThS.BS Ma Ngọc Ba, Trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, bệnh nhân được áp dụng phương pháp tán sỏi bàng quang ngược dòng bằng laser hiện đại.
Sỏi được tán vụn bằng laser, sau đó vòng tránh thai được ra khỏi cơ thể mà không phải mổ mở. Hiện tại, sau mổ 1 ngày, bệnh nhân hồi phục rất nhanh, đi lại, ăn uống bình thường.
Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi để gắp sỏi |
Đây là ca thứ 2 trong vòng 5 năm gần đây, BV phẫu thuật lấy vòng tránh thai lạc vào bàng quang tạo sỏi.
Bác sĩ khuyến cáo, khi đặt vòng tránh thai, phụ nữ nên đi kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần và sau từ 5-7 năm đặt vòng nên thay vòng tránh thai mới.
Nếu thấy đau bụng nhiều, cơn đau tăng lên, hoặc có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ sở y tế sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thúy Hạnh
Khác với thế giới, phụ nữ Việt chọn cách tránh thai nào nhiều nhất?
Khác biệt với hầu hết các nước trên thế giới và khu vực, hơn 32% phụ nữ Việt lựa chọn phương pháp tránh thai này.