您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【kết quả bóng đá hạng 3 anh】Kinh tế 2024

Nhà cái uy tín53人已围观

简介Điểm sáng nổi bật ngay từ tháng 1 phải kể đến sản xuất công nghiệp.Tín hiệu lạc quan và điều cần lưu ...

Kinh tế 2024 - những chỉ dấu phục hồi tăng trưởng
Điểm sáng nổi bật ngay từ tháng 1 phải kể đến sản xuất công nghiệp.

Tín hiệu lạc quan và điều cần lưu ý từ bức tranh kinh tế

Bình luận về bức tranh kinh tế Việt Nam trong những tháng khởi đầu năm 2024, chuyên gia Nguyễn Minh Phong cho hay, số liệu mới được Tổng cục Thống kê công bố là chỉ dấu cho thấy, ngay trong tháng 1/2024 đã xuất hiện một số điểm sáng kinh tế đáng kể. Song song là những dự báo lạc quan về kinh tế 2024 của các tổ chức quốc tế.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá cao tín hiệu tích cực là trong tháng 1/2024, CPI tăng 3,37%; khách quốc tế đến Việt Nam tăng 73,6%, xuất siêu ước đạt 2,92 tỷ USD... Điểm sáng nổi bật ngay từ tháng 1 phải kể đến sản xuất công nghiệp, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ 2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2024 so với cùng kỳ 2023 tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước...

Theo những số liệu thống kê chính thức trong tháng 1 thì rõ ràng là những tín hiệu khởi sắc rất tích cực, nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng cho thấy nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng. Đặc biệt, trong lĩnh vực dệt may, da giày đã có doanh nghiệp có hợp đồng đến tháng 6 và nhiều doanh nghiệp đã tuyển trở lại lao động.

Về vốn đầu tư nước ngoài FDI cũng có sự tăng trưởng rất tích cực. Ngoài ra, nông nghiệp vẫn đang tiếp tục có những thuận lợi. Dịch vụ thì đang có sự bùng nổ về du lịch và một số những lĩnh vực dịch vụ khác…

Kinh tế 2024 - những chỉ dấu phục hồi tăng trưởng
Ảnh minh họa

Cũng trong thời gian gần đây, các tổ chức quốc tế đã đưa ra rất nhiều dự báo lạc quan về nền kinh tế Việt Nam năm 2024. Đơn cử, Ngân hàng Standard Chartered cho rằng, kinh tế Việt Nam về trung hạn vẫn đầy hứa hẹn và đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức 6,7% trong năm 2024 (dự báo đạt 6,2% trong nửa đầu năm và 6,9% trong nửa cuối năm). Đây là mức tăng trưởng cao hơn cả chỉ tiêu Quốc hội Việt Nam giao (6 - 6,5%).

Ông Nguyễn Minh Phong phân tích, ngay trong tháng 1/2024, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và rút khỏi thị trường có sự chênh lệch rất cao. Tức là số lượng doanh nghiệp mới (cả nước có 13,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới) chỉ bằng một nửa số doanh nghiệp dừng hoạt động, rút khỏi thị trường.

Đây là một tín hiệu cho thấy rằng, rõ ràng kinh tế khởi sắc nhưng doanh nghiệp vẫn đang cần một cú huých, một lực đẩy mạnh mẽ hơn. Trong đó, đặc biệt cần thêm những nỗ lực khác cả về phía Chính phủ cũng như từ phía doanh nghiệp.

Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2024

Mặc dù nền kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta, nhưng các chuyên gia kinh tế cũng có chung nhận định; với sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp với đà phát triển kinh tế khởi sắc như trong tháng đầu năm 2024, Việt Nam 2024 có thể đạt mức tăng trưởng GDP cao hơn năm 2023.

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cũng đã chia sẻ về những động lực, giải pháp tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Theo ông Trần Du Lịch, năm 2024, Việt Nam cần tiếp tục dựa trên 3 trụ cột mà Chính phủ nhiều lần dùng "3 động lực phát triển" là xuất khẩu, thị trường nội địa và đầu tư công.

Theo ông Trần Du Lịch, cả 3 trụ cột đó đều phải được tiếp tục thực hiện trong 2024. Thứ nhất, Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu, giữ ổn định tỷ giá hối đoái vì tác động rất quan trọng cho xuất khẩu.

Thứ hai, giải ngân đầu tư công; năm 2023, nhiều địa phương chưa đạt được mục tiêu giải ngân đầu tư công. Do đó, năm 2024 phải tập trung thực hiện, nhất là những dự án trọng điểm.

Thứ ba, thị trường tiêu dùng nội địa trong năm 2023 đã sụt giảm. Năm 2024, Chính phủ cần mạnh dạn kích thích tín dụng tiêu dùng để thúc đẩy tăng tổng cầu, kích thích thị trường trong nước. Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% đã được kéo dài đến giữa năm 2024 nhưng nên kéo dài đến hết năm 2024.

“Nếu chúng ta quyết tâm, tiếp tục thực hiện và nâng tầm thúc đẩy mạnh hơn trong năm 2024 thì mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6 - 6,5% là khả thi" - ông Trần Du Lịch nói.

Thực tế, năm 2023 một số ngành nghề bị thiếu đơn hàng, nhưng nguyên nhân không phải chỉ do khách không đặt hàng mà do doanh nghiệp chậm thay đổi mẫu mã, chậm xanh hóa nhà máy nên chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường. “Do đó, các chính sách trong năm 2024 cần chú trọng tăng cơ hội cho doanh nghiệp đáp ứng chuẩn xanh hóa mà các thị trường đặt ra” - chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh bình luận.

Phát huy hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế các quý, năm 2024, Tổng cục Thống kê cho rằng, phải ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, tạo niềm tin cho người đầu tư; kiểm soát tốt lạm phát.

Cùng với đó, phát huy hiệu quả các chính sách tài khóa; chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng; chính sách thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, bất động sản, xây dựng, du lịch, vốn.

Bên cạnh đó, một số giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong năm 2024 để đạt mục tiêu Quốc hội đặt ra đối với thương mại quốc tế của Việt Nam, đó là tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa, phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác; giảm rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại để hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

Mặt khác, cân bằng cán cân thương mại với các đối tác như triển khai nhiều hơn các chương trình giúp doanh nghiệp của các đối tác lớn tiếp cận được với doanh nghiệp trong nước. Cùng với đó, thuế suất thuế nhập khẩu cần được ưu đãi hơn, đặc biệt là giảm thuế cho các mặt hàng máy móc, thiết bị từ các thị trường mà Việt Nam đang có thặng dư thương mại.

GDP có thể tăng 7 - 7,5%

Kinh tế 2024 - những chỉ dấu phục hồi tăng trưởng

"Năm 2024, nếu thực hiện đồng bộ quyết liệt đã có 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP thì mục tiêu tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6 - 6,5%; kịch bản tích cực, GDP có thể tăng cao hơn 0,5 - 1% so với kịch bản cơ sở" - TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia.

Tags:

相关文章