设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【fcb8 app】Tạo cơ chế phù hợp, quản lý hiệu quả vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp 正文

【fcb8 app】Tạo cơ chế phù hợp, quản lý hiệu quả vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-11 01:34:14
Tăng cường công khai,ạocơchếphùhợpquảnlýhiệuquảvốncủanhànướcđầutưvàodoanhnghiệfcb8 app minh bạch thực trạng tài chính của doanh nghiệp có vốn nhà nước Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Đảm bảo tiền vốn đầu tư của DN được quản lý, sử dụng đúng mục đích

Chiều 29/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội
Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội

Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn TP. Hà Nội cho biết, chúng ta đều biết rằng doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ một khối lượng tiền vốn tài sản rất lớn trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên hoạt động kém hiệu quả và thua so với các doanh nghiệp tư nhân.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn chưa phù hợp, chồng chéo và trói buộc các doanh nghiệp. "Tuy chặt chẽ, trói buộc nhưng tiền vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước bị thất thoát thì vẫn không phát hiện kịp thời và khi phát hiện thì không quy được trách nhiệm, khi quy trách nhiệm xử lý được cá nhân thì tiền cũng đã mất"- đại biểu nêu.

Do vậy, đại biểu đồng tình với việc cần thiết phải sửa căn bản luật này để tạo ra một cơ chế quản lý mới, phân định rõ quyền, trách nhiệm giữa quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu với quản trị của doanh nghiệp nhằm tạo một cơ chế thông thoáng cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo cơ chế phù hợp để quản lý có hiệu quả vốn của nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp theo nguyên tắc ở đâu có tiền nhà nước đầu tư thì ở đó phải có cơ chế quản lý và theo dõi đồng tiền đó.

Đại biểu cũng đồng tình với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về những điểm cần phải hoàn thiện đối với dự thảo luật này.

Góp ý thêm về dự án Luật, đại biểu nhấn mạnh một số điểm: Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng chỉ đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, điều này chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu tiền nhà nước đầu tư đến đâu phải quản lý đến đó.

Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải mở rộng đối tượng, đưa các yêu cầu có tính nguyên tắc vào quản lý, giám sát đối với cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư dưới 50% và cả những doanh nghiệp F2, F3 là những doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn.

Thứ hai, khoản 9 Điều 4 quy định người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là một nhóm người là chưa phù hợp, vì như thế sẽ không phát huy được vai trò của người đứng đầu, đồng thời cũng không xác định được trách nhiệm cá nhân nếu như tiền vốn đầu tư vào doanh nghiệp bị thất thoát. Cho nên, đại diện ở đây chỉ là một người.

Thứ ba, đại biểu đánh giá cao nguyên tắc quy định tại Điều 5 là vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp là vốn pháp nhân của doanh nghiệp. Với nguyên tắc này, việc quản lý, sử dụng vốn tại doanh nghiệp thì kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là quyền của doanh nghiệp chứ không phải quản lý như vốn của ngân sách.

Vì vậy, phải bỏ các quy định đang áp dụng như áp dụng của Luật Đầu tư công trong thẩm quyền quyết định đầu tư tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 về việc phân định thẩm quyền đầu tư vốn của doanh nghiệp và trả lại quyền này là quyền tự quyết định của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phải bổ sung quy định là nhà nước sau khi đã đầu tư vốn vào doanh nghiệp sẽ trở thành cổ đông sở hữu phần cổ phần theo tỷ lệ vốn đầu tư. Với tư cách là cổ đông cơ quan đại diện chủ sở hữu phải cử người hoặc thuê người đại diện để thực hiện quyền cổ đông của mình trong doanh nghiệp.

Người đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm về quản lý tiền vốn của Nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp đó, đồng thời phải thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước mong muốn doanh nghiệp này phải thực hiện.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ giao nhiệm vụ cho người đại diện thông qua việc giao các chỉ tiêu kế hoạch mà doanh nghiệp phải thực hiện như chỉ tiêu về bảo toàn vốn, chỉ tiêu về tăng vốn, chỉ tiêu về trích nộp lợi nhuận tương ứng với phần vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng.

Đối với doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn thì Nhà nước có thể giao thêm các quyền như thực hiện các mục tiêu chính trị để thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước. Do vậy, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ giao chỉ tiêu kế hoạch cho doanh nghiệp chứ không phải xây dựng kế hoạch, không phải tổ chức thực hiện.

Còn việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch là nhiệm vụ của doanh nghiệp. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch được cơ quan đại diện chủ sở hữu giao cũng chính là các chỉ tiêu để đánh giá, phân loại doanh nghiệp và đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá, phân loại người đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp đã hoàn thành mức độ đến đâu.

Theo đại biểu, để thực hiện được các nhiệm vụ được giao thì người đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp phải được toàn quyền trong việc tổ chức bộ máy, bố trí những người phù hợp với các vị trí quản trị doanh nghiệp và khi đó doanh nghiệp hoạt động mới có hiệu quả.

Để đảm bảo tiền vốn đầu tư của doanh nghiệp được quản lý, sử dụng đúng mục đích, phòng ngừa rủi ro thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải cử bộ phận giám sát độc lập để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp cũng như hoạt động của người đại diện chủ sở hữu.

Do đó, quy định về công tác nhân sự ở Điều 13 chỉ nên quy định về yêu cầu nguyên tắc cử người đại diện và bộ phận giám sát của cơ quan chủ sở hữu, còn việc bổ nhiệm các vị trí quản lý trong doanh nghiệp thì do người đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp tự quyết định theo các tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước.

Thứ tư, về phân phối lợi nhuận, đại biểu cho rằng, cơ chế phân phối lợi nhuận hiện tại theo dự thảo quy định sẽ không khuyến khích được các doanh nghiệp kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhiều vì tất cả đều chỉ được trích tối đa 3 tháng tiền lương để đưa vào quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Nếu doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhưng mức tự trả lương cao thì không còn lợi nhuận để trích các quỹ khen thưởng, phúc lợi.

Ngược lại, nếu các doanh nghiệp làm ăn tốt nhưng người ta xác định mức tiền lương thấp, khi đó kinh doanh có lãi, lợi nhuận nhiều người ta chỉ được trích 3 tháng tiền lương để khen thưởng, như vậy người lao động vẫn thu nhập thấp.

"Việc phân phối lợi nhuận trước hết phải dành để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch được giao như tăng vốn, trích nộp ngân sách, trích lập các quỹ tích lũy để phát triển, trích lập quỹ dự phòng, phần còn lại sẽ được phân phối cho người lao động và như vậy người lao động sẽ được hưởng theo thành quả, nếu lợi nhuận còn lại nhiều thì được hưởng nhiều, lợi nhuận ít sẽ được hưởng ít"- ông Hoàng Văn Cường cho hay.

Thứ năm, về cơ quan đại diện chủ sở hữu, ông Cường lưu ý, cần phải phân định rõ loại doanh nghiệp nào thuộc về cơ quan đại diện chủ sở hữu nào. Những doanh nghiệp nhà nước thành lập để thực hiện các vai trò, nhiệm vụ chính trị để giúp Nhà nước điều tiết, dẫn dắt nền kinh tế, bảo vệ an ninh, quốc phòng thì những doanh nghiệp này sẽ trực thuộc về cơ quan quản lý là Chính phủ và các bộ, ngành trung ương.

Những doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công như giao thông, môi trường, công ích sẽ thuộc về cơ quan là Ủy ban nhân dân các địa phương. Những doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội sẽ thuộc về các tổ chức chính trị - xã hội.

Còn lại, tất cả doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích, lợi nhuận là chính sẽ thuộc về cơ quan quản lý vốn nhà nước. Cơ quan này phải có chức năng như một cơ quan kinh doanh vốn, phải tính toán nên đầu tư vốn vào đâu, cơ cấu lại vốn như thế nào để có hiệu quả nhất; phải quản lý, giám sát các nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp để phòng ngừa rủi ro; phải chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển toàn bộ phần vốn nhà nước đã đầu tư vào các doanh nghiệp mà cơ quan này quản lý; đồng thời phải có nghĩa vụ trích nộp các nguồn lợi thu được từ doanh nghiệp về cho ngân sách nhà nước.

Đề nghị có thêm quy định về cơ chế tiền lương, tiền thưởng

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân - đoàn TP. Hồ Chí Minh, trong hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn sẽ có lợi nhuận và có rủi ro, sẽ có lỗ nhưng vấn đề phải tìm ra được nguyên nhân khách quan hay chủ quan.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh

Do đó, đại biểu đề nghị ở trong Điều 53 về công tác giám sát, kiểm tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn thì có thêm một cụm từ nữa là "giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn". Bởi vì, trong Luật 69 Điều 57 có ghi rất rõ là giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn thì sẽ tăng cường công tác thanh tra hơn, làm rõ hơn những việc thua lỗ, nếu có những tiêu cực chúng ta sẽ xử lý.

Trong Điều 9 và Điều 10, tôi đề nghị ở Điều 10 chúng ta làm rõ vai trò, nhiệm vụ của cơ quan các bộ, bởi vì nếu không khéo sẽ khó khăn cho việc quản lý nhân sự tại doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ, như ở khoản 4 Điều 10 Bộ Nội vụ thực hiện quản lý nhà nước và nhân sự tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Hiện nay, nhân sự này tại Thành phố Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định. Tương tự như vậy, các điều khoản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội... Đại biểu đề nghị những nội dung đó về mặt quản lý nhà nước ta tách bạch ra giao về Điều 9 còn lại nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nằm ở Điều 10.

Tương tự như vậy, tại Điều 15 về phân phối lợi nhuận và sử dụng quỹ, đại biểu đề nghị có thêm quy định về cơ chế tiền lương, tiền thưởng của người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Vừa qua, ở điểm này các doanh nghiệp nhà nước cũng còn nhiều lúng túng.

Tại Điều 24, Điều 31, cần tách bạch rõ. Chúng ta nói vốn đã giao cho doanh nghiệp là vốn của doanh nghiệp, cho nên việc sử dụng vốn của doanh nghiệp trong đầu tư thì hạn chế bớt những quy định sử dụng Luật Đầu tư công. Vì trong kinh doanh, yếu tố thời cơ rất quan trọng, cho nên đại biểu đề nghị phân cấp, phân quyền rõ hơn cho cơ quan đại diện vốn nhà nước.

Trong đó, Điều 40 thống nhất là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước phải là cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách, cơ quan này phải huy động được lực lượng chuyên gia giỏi để có thể kịp thời phát hiện, giám sát từ xa vốn nhà nước đang được sử dụng tại doanh nghiệp.

热门文章

1.6929s , 7251.984375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【fcb8 app】Tạo cơ chế phù hợp, quản lý hiệu quả vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp,Empire777  

sitemap

Top